VNTB – Dân chủ cay đắng trên khắp châu Á

VNTB – Dân chủ cay đắng trên khắp châu Á

Thanh Hiếu 

 

(VNTB) –  Ở châu Á, quốc gia nào ủng hộ dân chủ?

Đài Loan? Quốc gia có nền dân chủ mạnh mẽ từ những năm 1990? Có phải Hồng Kông là nơi biểu tình phản đối các hành vi nhằm tước đoạt lục địa tự do từ đại lục?

Đắng lòng công nhận, mặc dù châu Á là lục địa lớn nhất trên thế giới, bao gồm 50 quốc gia độc lập, chỉ có hai vùng đất mà Bắc Kinh đang cố gắng thống trị mới truyền cảm hứng dân chủ nhưng đó chưa phải là hai địa điểm hỗ trợ dân chủ.

Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ – bốn nền kinh tế trên thế giới, cho thấy sự vượt trội của cơ cấu kinh tế tư bản chưa bao giờ là nguồn cảm hứng dân chủ hay hỗ trợ dân chủ. Không quốc gia nào trong nhóm quốc gia này lên tiếng đối với các trường hợp chính phủ các nước châu Á trấn áp nhân quyền.

Bảo vệ nhân quyền ở các nước châu Á chưa bao giờ tồn tại.

Trong thư gửi cho bá tước Okuma Shigenobu (Nhật Bản), 1905, Phan Bội Châu đã viết:

“Về nghĩa lý: Châu Á là châu lục lớn nhất trong 5 châu, đế quốc Nhật Bản là lực lượng đứng ở hàng đầu châu Á. Do vậy, Nhật Bản không thể thờ ơ ngồi nhìn các nước Đông Á như Miến Điện, Việt Nam bị Pháp tuỳ ý xâm đoạt được. Việt Nam không phải là Việt Nam của Châu Âu, mà là Việt Nam của Châu Á.”

Bây giờ chúng ta lấy lời khẩn cầu tiếp viện của Nhật đối với độc lập Việt Nam từ Phan Bội Châu và đưa chúng vào bảo vệ nhân quyền ngày nay, không có nhiều khác biệt.

Các cường quốc kinh tế của châu Á có điểm chung là sự thờ ơ với quyền con người. Các nhà hoạt động nhân quyền châu Á vì thế một lần nữa chuyển sang châu Âu. Nhân quyền Việt Nam không phải là nhân quyền từ châu Á, mà là nhân quyền từ châu Âu.

Một quãng đường khá xa, châu Á một lần nữa cho thấy mức độ văn minh đối với châu lục này vẫn còn khá xa lạ, dù cho nền kinh tế một số nước ở mức độ cường quốc.

Khi tiếng gào thét nhân quyền từ bên trong các quốc gia châu Á, đặc biệt ở các quốc gia chuyên quyền độc đoán, chỉ có châu Âu và Hoa Kỳ lắng nghe, và cung cấp một nền tảng cho nhân quyền. Châu Á im lặng và xoay vòng trong hợp tác kinh tế.

Khi một quốc gia nơi chính phủ vi phạm nhân quyền, nhân quyền châu Á như chưa bao giờ tồn tại. Châu Á có Ủy ban Nhân quyền Châu Á, nhưng đó là một cái tên lạ đối với các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam và các quốc gia khác.

Nếu Đông Nam Á là vùng trũng nhân quyền thì Á châu là vùng ao nhân quyền.

Điều động viên cho những nhà hoạt động nhân quyền châu Á là quá trình đấu tranh cho quyền con người diễn ra ở Trung Quốc và các vùng lãnh thổ từng thuộc về Trung Quốc. Có vẻ K. Marx đã đúng, chỉ những quốc gia bị áp bức nhất thì sinh ra đấu tranh nhiều nhất.

Trung Quốc nơi tồn tại chế độ độc đoán chuyên quyền trở thành một mầm mống gay cảm hứng và hỗ trợ nhân quyền Á châu trong lương lai. Biểu tình Hồng Kông, vùng đất Tân Cương và Đài Loan là ba bộ phận phát tín hiệu tích cực về mầm mống đó, Việt Nam cũng sẽ được thụ hướng.

Biến động Hồng Kông và Đại lục sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam rõ rệt bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều này hoàn toàn tuyệt vời gợi nhớ phong trào Ngũ tứ tại Trung Quốc, 1911 và chủ nghĩa Tam Dân, Tôn Trung Sơn đối với các phong trào đấu tranh tại Việt Nam những năm cuối 19 và đầu 20.

Dõi theo biến động kinh tế Trung Quốc kết hợp những diễn biến tại Hồng Kông và Tân Cương sẽ cho phép nhân quyền Việt Nam tìm thấy chút ánh sáng le lói nơi cuối đường con đường.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)