Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dân số đang già hóa vì dân không chịu đẻ con

Diệp Chi

 

(VNTB) – Công việc bấp bênh, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, không có khả năng mua nhà ở, sau 30 là khó tìm việc… thì mấy ai can đảm lập gia đình hay dám sinh nhiều con

 

Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết với mức sinh trên, nơi này được tiếp tục xếp vào nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp cả nước. Điều này kéo dài gây nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng an sinh xã hội…, trong bối cảnh kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, tốc độ đô thị hóa cao.

Gần hai thập niên qua, mức sinh ở TP. HCM dao động ở mức 1,24-1,7, thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế Việt Nam đang duy trì (2-2,1 con trên mỗi phụ nữ). Sinh đủ hai con trở thành “cơn khát” của ngành dân số TP HCM, thay vì nỗ lực vận động người dân “dừng ở hai con để nuôi dạy cho tốt” như nhiều địa phương khác.

Số con trung bình của một phụ nữ TP HCM trong độ tuổi sinh đẻ là 1,32, trong khi năm ngoái là 1,42, giảm ở mức cảnh báo.

“Theo mình thấy, từ những bạn bè, người thân xung quanh mình, ai cũng muốn có nhiều con để sau này tụi nó còn có thể giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có chuyện gì xảy ra, gia đình đông đúc cũng vui hơn so với gia đình chỉ có độc nhất một người con.

Tuy nhiên, cơm gạo áo tiền không phải là vấn đề dễ dàng, nhất là trước tình hình cái gì cũng cao, tiền điện cao, chi phí sinh hoạt hằng ngày cao, rồi còn học phí, còn tiền phòng thân khi bệnh hoạn, tang tế”, chị Thanh Ngọc, một cư dân ở Bình Dương chia sẻ.

Bên cạnh đó, về vấn đề sinh nhiều con, cũng có ý kiến cho rằng, trời sanh voi sanh cỏ, mọi thứ sẽ ổn. Bởi nếu mức sinh thấp kéo dài sẽ không có lực lượng lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Thiếu lực lượng lao động sẽ dẫn đến không có công việc, rồi cuộc sống lại tiếp tục khó khăn.

“Cứ cho điều ấy là đúng nhưng để từ một đứa trẻ trở thành lực lượng lao động thực thụ, cần khoảng thời gian bao lâu và chi phí là bao nhiêu? Không thể chấp nhận cái khái niệm ờ cứ đẻ đại đi, rồi trời thương trời lo. Làm cha làm mẹ còn không lo được, thì trông chờ vào ông trời?

Bản thân tôi đã tận mắt chứng kiến, có những cô bé, vì một phút ham vui, sinh con. Rồi cuối cùng những đứa trẻ ấy đi về đâu? Tốt thì về ngoại, còn trung bình thì vào trại trẻ mồ côi, tệ hại hơn là nằm ở bụi cây, lùm cỏ”, chị Thanh Ngọc nói tiếp.

Trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri TPHCM, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588 năm 2020 phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.

Thông tin trên báo chí, trả lời kiến nghị cải thiện tỷ lệ sinh vùng đô thị, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan dẫn nội dung “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”.

“Tôi cũng không biết cái gọi là tăng trách nhiệm đóng góp xã hội cộng đồng đó là gì? Chỉ biết một điều rằng, dân gian cũng hay nói ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên. Vậy thôi”.

Từ ngày 15/7/2022, Hậu Giang tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi. Ngoài ra, hỗ trợ một lần 1,5 triệu đồng viện phí cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số; hỗ trợ một lần chi phí khám sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh theo giá dịch vụ y tế hiện hành tại các cơ sở y tế công lập.

Tại Tiền Giang, từ năm 2022, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được khen thưởng 1 triệu đồng. Xã, phường, thị trấn có 3 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh con sinh đủ 2 con được khen kèm hỗ trợ 30 triệu đồng; mức thưởng tăng lên 50 triệu nếu duy trì 5 năm liên tục.

Tựu trung lại, nếu mong muốn người dân an tâm sinh con, thiết nghĩ, thay vì tập trung vào cái gọi là “trách nhiệm xã hội” hoặc cứ lấy bằng khen, lấy 1.5 triệu ra gọi là khuyến khích sinh con… vì sao không tìm và giải quyết vấn đề căn cơ là ổn định cuộc sống người dân?

Một cuộc sống với công việc bấp bênh, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, không có khả năng mua nhà ở, sau 30 là khó tìm việc… thì được mấy ai can đảm lập gia đình hay dám sinh nhiều con?

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thiên hạ luận: Vì sao không để tư nhân vào cuộc?

Phan Thanh Hung

VNTB – Có nên cấm bảo hiểm quấy nhiễu người dân?

Phan Thanh Hung

VNTB – Người lao động đâu có ngu khi quyết định “rút một lần”

Phan Thanh Hung

2 comments

Nguyễn Tuấn Anh 27.08.2024 7:54 at 07:54

“Không thể chấp nhận cái khái niệm ờ cứ đẻ đại đi, rồi trời thương trời lo”

Chấp nhận được chớ sao không ? Kỳ vừa rùi có cặp đẻ xong là bán con, các trí thức nhà mềnh, cả Thái Hạo nữa, biện hộ cho họ quá chừng lun . Tại sao hổng khuyến khích chiện đẻ xong là bán nhẩy

Reply
Anonymous 27.08.2024 4:16 at 16:16

dân số VN già hóa rất nhanh 0 chịu sinh đẻ là chuyện nhỏ cái lớn ẩn sau mà 0 dám nói ra là tuổi trẻ đi bán sức lao động nước ngoài cùng tìm kiếm di cư toàn tuổi trẻ ra đi 0 về dù bỏ mạng vì ai thể chế CS đang đẩy già hóa rất nhanh cứ bịt tai nhắm mắt đổ lổi phá nề nếp gìn giữ ổn định 0 chịu khai phóng dân trí quần thần ôm nhau bảo vệ PK vua tôi thậm chí tới cạnh tranh vùng miền 1 tàng thức PK rất khốn nạn với sự FtrTB của TG

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.