Thu phí trên từng cây số
Chỉ tính riêng Quốc lộ 14 (kết nối 4 tỉnh Tây Nguyên với Tp. Hồ Chí Minh), đến năm 2016, sẽ chính
có 6 trạm thu phí hoạt động.Theo ông Đoàn Đức Lập – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Gia Lai cho báo Lao Động biết: “Đoạn đường từ Gia Lai đến TPHCM khoảng 550km, có đến 10 trạm thu phí, bình quân cứ 50km một trạm là vi phạm quy định của Thủ tướng Chính phủ về khoảng cách giữa các trạm thu phí. Trong đó, 70km qua Gia Lai có 2 trạm, tức chỉ 35km/trạm”.
Tình cảnh “bày binh bố trận” trạm thu phí cũng xảy ra trên tuyến đường TPHCM đi huyện Trảng Bom (Đồng Nai), khi đoạn đường dài có 40km, nhưng có tới 3 trạm thu phí.
Tận thu bằng mọi cách
Ngoài việc không tuân thủ quy định 159 của Bộ Tài chính về khoảng cách các trạm thu phí trên cùng một tuyến đường tối thiểu là 70km. Các “trạm thu phí” còn tìm cách “di chuyển” để ăn tiền dân, như cách mà Trạm thu phí hoàn vốn Tào Xuyên (Quảng Xương, Thanh Hóa) chuyển vào phương Bắc Sơn (Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) khiến rất nhiều phương tiện không đi qua đường tránh vẫn phải nộp tiền, và phí thì cao gấp 1,5 – 2 lần so với các trạm phí khác.
Cách tận thu của trạm thu phí Tào Xuyên không phải là trường hợp đặc biệt. Tại Đà Nẵng, trạm nam hầm đường bộ Hải Vân nằm hoàn toàn ngoài dự án mà đơn vị này thực hiện hình thức BOT, do đó, dù các phương tiện không đi trên đoạn Hòa Cầm – Hòa Phước, vẫn phải chịu phí cho dự án BOT này. Tương tự, trạm thu phí dự án đường tránh TP.Tam Kỳ, Quảng Nam được ưu ái đặt ngay trên QL 1A. Nghĩa là phương tiện dù không đi qua đường tránh vẫn không thoát được việc đóng phí.
“Lợi nhuận không được bao nhiêu nhưng mỗi đầu xe hằng tháng sẽ phải trả thêm hàng triệu tiền phí. Để chở một lô hàng từ Đắk Lắk về Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi phải ít nhất năm lần đóng tiền cho trạm thu phí: một trạm thu phí trên quốc lộ 14, hai trạm thu phí trên đường ĐT741 (Bình Dương, Bình Phước mỗi tỉnh có một trạm), hai trạm thu phí trên quốc lộ 13 ở Bình Dương. Tiền phí đẩy giá thành lên cao nên chúng tôi rất khó cạnh tranh”, báo Đất Việt dẫn lời ông Phạm Thành Nam cho biết.
Doanh nghiệp bị đè nặng phí bao nhiêu thì người dân “lãnh đủ” bấy nhiêu.
Loạn thu phí, điều gì đang xảy ra?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng lý giải việc, vì sao mỗi người Việt Nam phải gánh chịu tỷ lệ thuế phí cao nhất ASEAN, bà cho rằng: Do vậy cũng có thể hiểu được do nợ công tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng nên phải tìm các khoản khác nhau để bù vào phần bị thâm hụt.
Mức phí này lo quá cao, so với chuỗi logictic ở các nước phát triển, vốn chỉ chiếm 5-7%, báo Lao động dẫn lời ông Tô Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Tp. Đà Nẵng cho biết.
Loạn trạm thu phí, mức phí sẽ đè nặng lên doanh nghiệp vận tải và ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác, điều này dẫn đến việc, sẽ giảm sức cạnh tranh, và vô tình làm suy yếu nền kinh tế.
Trong khi đó, đánh giá về sự phản ánh của báo giới đối với nạn loạn trạm thu, phí thu thì Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định không có tình trạng phí chồng phí với các dự án BOT. Còn Bộ Tài chính trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giao thông thì “đánh giá cao việc thu hút nguồn vốn lớn (trong khi ngân sách nhà nước eo hẹp) để đột phá phát triển hạ tầng.“