Thạch Lam Trần (VNTB/SCMP) Thay đổi hoặc không gì hết, đó là câu hỏi dành cho tầng lớp tinh hoa của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào cuối tháng này (tháng 1) trong một cuộc họp quan trọng để quyết định tương lai của đất nước.
Tác giả Kristine Kwok trong bài bình luận trên SCMP cho biết, lựa chọn lãnh đạo mới rơi vào thời điểm khó khăn giữa việc lựa chọn tiếp tục cải cách, hiện đại hóa hay là tìm cách giữ vai trò cầm quyền của Đảng.
Có những kỳ vọng cao về việc, lãnh đạo mới sẽ thực hiện cải cách vì sự sống còn của Đảng, trong khi hướng quốc gia đứng gần phương Tây hơn – đồng nghĩa giãn khoảng cách với Trung Quốc, một nước đồng ý thức hệ nhưng giờ đây lại quyết đoán hơn trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Hà Nội.
Các nhà phân tích cho biết cải cách sẽ khó và gần như không thể không cần một nhà lãnh đạo thực sự quyền lực. Khi các đại biểu bỏ phiếu vào cuối tháng này, nhiều người đang hướng tới người theo chủ nghĩa tự do mang tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại đại hội đảng 5 năm, dự kiến sẽ triệu tập vào ngày 20 tháng Giêng, hơn 1.000 đại biểu sẽ tụ họp lại tại Hà Nội để thảo luận về chính sách quan trọng cho đất nước.
“Sẽ có rất nhiều báo cáo, được lắng nghe và vỗ tay,” ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu cho biết.
![]() |
VNTB – Đảng Cộng sản Việt Nam đang ‘kẹt giữa 2 dòng quyền lực’. Ảnh:AFP |
Và có một ngoại lệ: sự tranh giành quyền lực giữa các nhà lãnh đạo có thể sẽ vẫn căng thẳng cho đến phút chót.
Vào ngày 22 tháng 12, một hội nghị trung ương đảng được tổ chức để thảo luận về vấn đề lãnh đạo. Ban đầu dự định bốn ngày, nhưng sau kéo dài đến tám ngày. Và cuối cùng các bên đã quyết định hoãn đại hội lại khoảng hai tuần.
Đó là do thiếu sự đồng thuận bên trong nội bộ Đảng, theo nguồn tin ngoại giao và các nhà phân tích.
Sự khó khăn trong lựa chọn lãnh đạo lần này cho thấy rõ nét sự khó xử chính trị đối với Việt Nam trong ít nhất một thập kỷ, ông Alexander Vuving, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu cho hay.
“Đảng [cộng sản] đang mắc kẹt giữa hai dòng quyền lực,” Vuving nói.
Một dòng là đẩy nền kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa để tăng tính hợp pháp của đảng, Vuving nói. Nhưng để làm được như vậy, Việt Nam buộc phải có quan hệ gần gũi hơn với phương Tây và có nguy cơ cơ sở tư tưởng của Hà Nội sẽ bị xói mòn.
Mặt khác, là chống lại sự mở cửa, với một nhạy cảm là bất kỳ sự thay đổi nào theo hướng cải cách cũng sẽ làm suy yếu quyền lực của Đảng. “
“Với hai dòng quyền lực ngược nhau như thế, và không thể quyết định ai là người lãnh đạo,” Vuving nói.
“Nhà lãnh đạo duy nhất có thể phù hợp với cả hai sẽ là một nhà lãnh đạo với tính cách yếu đuối và không thể cho câu trả lời quyết định.”
Nhưng nhiều người tin rằng Việt Nam không còn có thể đủ khả năng để né tránh những cải cách táo bạo như cách đây không lâu, cả nước kỷ niệm 30 năm cải cách kinh tế, còn được gọi là Đổi Mới.
Việc tự do hóa kinh tế đã đẩy Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới phát triển lên cao hơn. Mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ khoảng 100 USD năm 1986 lên hơn 2000 USD vào cuối năm 2014, theo Ngân hàng Thế giới. Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, với tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức 6,68 % trong năm ngoái, trong khi nền kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại còn 6,9 % so với 7,3 % trong năm 2014.
Nhưng các nhà bình luận chính trị cho rằng, Việt Nam sẽ ngày càng khó quản lý hơn đối với các vấn đề trong và ngoài nước, bao gồm cả kinh tế. Việc cải tổ lãnh đạo sẽ cung cấp 50% cơ hội để giải quyết.
Mô hình kinh tế của Việt Nam, sao chép từ người láng giềng Trung Quốc, đã dẫn đến những vấn đề lớn như sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế nhà nước vốn chủ đạo nhưng hoạt động không hiệu quả như tư nhân, ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Các nền kinh tế toàn cầu chậm lại đã làm trầm trọng thêm vấn đề. Để làm phức tạp thêm vấn đề, căng thẳng leo thang trong tranh chấp Biển Đông đã đặt Việt Nam vào một nhiệm vụ khó khăn để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc chia sẻ.
Ông cho biết, Việt Nam sẽ cần phải cải cách thể chế hơn nữa để kiểm soát tham nhũng và nâng cao trách nhiệm cũng như hoạt động hiệu quả của bộ máy chính phủ. Đối phó với một Trung Quốc hung hăng hơn cũng sẽ đòi hỏi một chính sách ngoại giao năng động hơn, ông nói thêm.
![]() |
Ảnh: AFP |
“Tất cả sẽ không thể nếu các bên không bầu ra một lãnh đạo thực sự quyền lực và hiệu quả”, Hiệp nói.
Một ứng cử viên như vậy là Thủ tướng Chính phủ hiện nay, nhiều người mô tả ông như là một người quyền lực, thực dụng, cải cách và chính trị gia “biết nói tiếng Anh”.
Trong đại hội đảng lần này, ông được nhiều người coi là một ứng cử viên sáng giá cho chức danh Tổng bí thư.
Hiệp lập luận trong một bài viết cho Tạp chí Eurasia vào tháng 5 cho rằng ,mặc dù ở độ tuổi 67, già hơn so với tuổi nghỉ hưu bắt buộc hai năm, nhưng ông Dũng vẫn sẽ có khả năng đảm nhận công việc nhờ ảnh hưởng rộng lớn của mình trong Ủy ban Trung ương đảng, nơi bầu ra Bộ Chính trị và Tổng Bí thư.
Trong năm 2012, Trung ương đảo ngược quyết định kỷ luật của Bộ Chính trị dành cho ông vì sự quản lý yếu kém nền kinh tế. Các năm tiếp theo, hai đồng minh thân cận của ông được bổ sung vào Bộ Chính trị, phủ quyết hai ứng cử viên khác được hỗ trợ bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay, được coi là cánh bảo thủ của đảng. Cuối tháng Giêng, ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của 20 đảng viên cao cấp Trung ương. Và nhiều người tin rằng nếu đắc cử, ông Dũng sẽ có thể đặt đồng minh thân cận ở vị trí chủ chốt trong đảng và chính phủ, cho phép ông thành lập bộ máy làm việc thống nhất – điều mà các nhà lãnh đạo hiện tại Việt Nam không có.
Sự ảnh hưởng của Dũng, Brown lập luận, có thể là một thách thức cho các bên. Sau những năm ngần ngại trước những thay đổi, các bên có thể sớm có một nhà lãnh đạo quyền lực và đủ để làm rung hệ thống chính trị.
“Trong ba kỳ đại hội đảng cuối cùng, họ sẽ phân phối lại các vị trí cấp cao … họ đảm bảo với tất cả mọi người sự cân bằng giữa các phe phái”, Brown nói, “Bây giờ chúng ta có một tình huống, ai đó tên là Dũng đang thách thức hệ thống.”
Trong khi đó, ông Dũng vẫn có thể bị thua vì cách tiếp cận ủng hộ cải cách của ông.
“Thách thức đối với ông ấy là sự lo sợ rằng, xu hướng tự do [cải cách] của ông ấy ở vị trí Tổng bí thư có thể biến ông Dũng thành một Gorbachev của Việt Nam”, Hiệp cho biết.
Ngay cả khi Tổng bí thư Đảng hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng, nếu được kế thừa bởi một người bảo thủ, các nhà phân tích nói rằng đảng vẫn sẽ phải chịu áp lực để theo đuổi các cải cách, mặc dù với tốc độ chậm hơn nhiều và tính hiệu quả cũng ít hơn.
“Nếu cải cách quan trọng đều không được thông qua, Việt Nam sẽ phải lăn lộn trong 5 năm tới, đặc biệt là về kinh tế, còn những vấn đề tồn tại khác, khó có thể để được giải quyết”, Hiệp nói.
Một vấn đề nữa nảy sinh là, Trung Quốc từ một đối tác chính trị và kinh tế quan trọng mà hai bên từng chia sẻ là “anh em tốt” thì bắt đầu từ năm 2008, vấn đề tranh chấp Biển Đông đưa quan hệ hai nước trở nên căng thăng, dù thế lãnh đạo Việt Nam vẫn thận trọng trong việc xử lý mối quan hệ với Bắc Kinh.
Nhưng khi dàn khoan dầu HY-981 vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2014, thì chính sách “ba không” của ngoại giao Việt Nam gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, đã được xem xét trong một cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Trung ương vào tháng 5 năm 2014, theo Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam và Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales .
Mặc dù hai nước nhanh chóng nối lại mối quan hệ sau vài tháng căng thẳng trong ngoại giao trên biển và cuộc bạo loạn tại Việt Nam, nhưng nhiều nhà phân tích cho biết, độ tin cậy lẫn nhau giữa hai nước đã mất. Việt Nam từ thời điểm đó có thể tìm cách xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong một nỗ lực để chống lại Trung Quốc.
“Sau cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu, Việt Nam đã tìm đến một vị trí … về cơ bản là sẽ giữ khoảng cách bình đẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.”
Một nhà ngoại giao Việt Nam cho biết một vấn đề được thảo luận tại đại hội đảng sẽ là làm thế nào để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Nhiều người đã nhìn thỏa thuận TPP do Mỹ dẫn đầu của Hà Nội như là một hướng đi.
Nhưng Trung Quốc còn là thị trường quan trọng và cung cấp nguyên liệu cho các sản phẩm Việt Nam, do đó, Thayer nói rằng Hà Nội sẽ bước đi cẩn thận trong hành động cân bằng lợi ích quốc gia.
Cán cân ngoại giao của Việt Nam, Vuving cho biết, sẽ xoay chuyển từ từ nhưng chắc chắn “gần hơn, nhưng không quá gần với Mỹ, xa, nhưng không quá xa, với Trung Quốc”.
“Nó sẽ là một trục phía Tây, nhưng trong phong cách cắt lát salami,” Vuving nói, một thuật ngữ đã được sử dụng rộng rãi để mô tả cách tiếp cận hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tại đại hội đảng lần này, Trung ương ĐCSVN sẽ bầu Bộ Chính trị mới và tổng bí thư đảng, sau đó sẽ bổ nhiệm lãnh đạo mới trong chính phủ.