VNTB – Đảng CSVN: những nguy cơ nội tại (bài 14)

VNTB – Đảng CSVN: những nguy cơ nội tại (bài 14)

Đan Tâm

(VNTB) – Lực lượng chính trị toàn dân không nhất trí toàn diện với ĐCSVN trong tư duy thế kỷ 21, đặc biệt là chính sách bảo vệ chủ quyền biển Đông 

 

Bài 14: Nguy cơ bành trướng từ Trung Quốc 

Nguy cơ do Trung Cộng gây hấn tại vùng biển chiến lược Biển Đông từ đầu năm 2020 đến nay và tại khắp nơi trên thế giới

Nhưng tại sao chúng ta lại quan tâm đến “nguy cơdo TC gây ra cho đảng CSVN mà không phải là Mỹ, Nhật, Cộng hòa Nga hay Liên Âu ? Câu trả lời nằm trong các sự kiện TC gây hấn tại vùng biển chiến lược Biển Đông từ đầu năm 2020 đến nay và tại khắp nơi trên thế giới, như sau: 

– Giữa tháng 2/2020, Trung Cộng đã cho máy bay chiến đấu và chiến hạm khiêu khích chiến hạm Mỹ trong Biển Đông; 

– Ngày 17/04/2020, Trung Cộng gửi công hàm về Biển Đông lên Liên Hợp Quốc, khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của họ bị Việt Nam chiếm giữ bất hợp pháp và đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu cần thiết; 

– Tướng Trung Cộng, Kiều Lương tuyên bố : “Trung Quốc muốn chiếm Đài Loan và khẳng định thế bá quyền của mình với thế giới”

– Báo chí Trung Cộng cũng cho rằng hai nước Trung Á là Kyrgyzstan và Kazakhstan từng thuộc về Trung Cộng; 

-Trung Cộng bị Nepal phản đối khi cho rằng đỉnh Everest thuộc về Tây Tạng của Trung Cộng;

– Ngày 05/05/2020 đã xảy ra một cuộc đụng độ giữa lính Trung Cộng và lính Ấn tại biên giới Trung Cộng – Ấn Độ. Để phản ứng lại, Ấn kéo nhiều tiểu đoàn bộ binh đóng gần đó đến đối diện và điều động thêm quân vào vùng. Đã có hai cuộc đụng độ nhỏ xảy ra hôm 5 và 09/05/2020 dọc biên giới Pangong Lake và North Sikkim ở Ladakh làm hơn 100 binh sĩ của hai bên bị thương vong và căng thẳng còn đang tiếp tục; 

– Các đại sứ Trung Cộng trở thành các “chiến binh sói” khi “gây hấn” công khai với nhiều nước như Pháp, Úc, Thuỵ Điển, Đức, Cộng hòa Czech, Mỹ… nhân vụ dịch bệnh Covid-19, tuy vậy, đến nay đã có hơn 120 quốc gia lên tiếng ủng hộ tiến hành điều tra độc lập về đại dịch Virus Vũ Hán này; 

– Trung Cộng gây hấn với Mỹ từ vài năm nay và làm cho quan hệ Trung Cộng – Mỹ ngày càng xấu đi so với hơn 30 năm qua, do đó Tổng thống Mỹ Trump đe dọa là có thể cắt quan hệ hoàn toàn với Trung Cộng; 

– Cài đặt gián điệp tại Bruxelles (thủ đô Liên Âu), Úc & Mỹ đã bị khám phá ; – Tập đoàn China Datang Corporation do ĐCSTQ điều khiển đã sửa soạn xây đập thuỷ điện lớn nhất Sanakham trên sông Mekong thuộc lãnh thổ Lào, vào năm nay (Khởi sự 2020, hoàn thành 2028) nhằm giết chết nguồn lợi nông nghiệp & thuỷ sản của đồng bằng Nam Bộ Việt Nam. 

Những sự kiện nói trên cho thấy quan hệ giữa TC và các nước trên khắp năm châu đang xấu đi, kể cả Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao TC lại hành động như vậy và để làm gì ? Phải chăng để xác lập vai trò bá chủ thế giới thay thế Mỹ sau đại dịch Covid-19 ?

Trả lời được 3 câu hỏi này thì chúng ta biết thế giới sẽ đi đâu và về đâu, TC nghĩ gì và sẽ làm những gì, trong hiện tại lẫn tương lai. Chỉ khi hiểu rõ và dự đoán đúng hướng đi của thế giới thì Việt Nam mới có được những chính sách và hoạch định đúng đắn cho các kế hoạch phát triển đất nước.

Chúng ta đã nhìn thấy tình trạng nguy cấp của nền kinh tế TC từ nhiều năm trước, đặc biệt là “Dự án Vành đai và con đường” đang thất bại sau khi mang lại cho TC một đống nợ không thể đòi. Sự thực đang diễn ra là không ai còn nhắc gì đến “dự án Vành đai và con đường” từ mấy năm nay. T

rước khi xảy ra đại dịch Covid-19 thì các chiến lược gia độc lập của các think tank lừng danh phương Tây đã nhận định rằng TC sẽ rút lui và co cụm lại thay vì bành trướng ra thế giới, và TC chỉ khiêu khích và gây rối ở Biển Đông chứ không dám gây xung đột vũ trang như nhiều người Việt Nam lo lắng vì Trung Cộng là một đế quốc, họ chỉ bành trướng khi mạnh và thường co cụm lại khi yếu, khi có nhiều vấn đề nội bộ và đối ngoại không thể giải quyết được.

Giờ này, quan hệ giữa TC và Mỹ cũng như TC và thế giới chỉ có thể xấu đi và dù muốn hay không thì các công ty Mỹ và Châu Âu cũng phải rút khỏi thị trường Trung Cộng và TC sẽ bị thế giới bao vây, cô lập. Lý do cũng dễ hiểu. Trung Cộng đã mạnh lên và có tham vọng trở thành cường quốc số một thế giới trong khi vẫn duy trì chế độ ngược ngạo so với tiến trình tự nhiên của lịch sử loài người.

Đại hội 18 của ĐCSTQ năm 2012 đã xác định một tham vọng, qua lời của Tập Cận Bình là đến năm 2049, Trung Cộng sẽ trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới về quân sự. Đây là một đe dọa công khai đối với Mỹ. Một ngày sau Tuyên bố Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” được các lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 ngày 26/06/2020, Hoa Kỳ là một trong những cường quốc đầu tiên đã lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo viết trên Twitter ngày 27/06/2020: “Mỹ hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Chúng tôi sẽ sớm thảo luận thêm về chủ đề này.”

Theo qui luật Thucydides thì sự tranh hùng giữa hai cường quốc Mỹ-Trung là điều không thể tránh khỏi. Chính quyền Mỹ dưới thời Obama đã nhận ra điều đó. Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra đời nhằm mục đích đó. Các cuộc thăm viếng giữa Mỹ và Việt Nam trở nên dồn dập và đỉnh điểm là cuộc viếng thăm Mỹ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 7/2015 và sau đó là của Tổng thống Obama đến Việt Nam đáp lễ vào tháng 5/2016. Tại Hà Nội, Obama đã tuyên bố rất rõ là Mỹ sẽ luôn ở bên cạnh Việt Nam.

Kế hoạch “bỏ Tàu theo Mỹ” đã manh nha từ đó. Đảng CSVN không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc đi “song hành” với Mỹ và các nước dân chủ khác. Nếu trong những ngày sắp tới Việt Nam có kiện Trung Cộng ra các tòa án quốc về Biển Đông thì cũng không có gì lạ. Nhiều chuyển biến trong quan hệ giữa Việt Nam – TC và Mỹ đang có và sẽ phải có trong thời gian tới đây. 

Trở lại với câu hỏi vì sao Trung Cộng lại gây hấn với cả thế giới và để làm gì ? Nếu thực sự cần đến thế giới để giao thương như trước đây thì TC có làm như vậy không ? Tất nhiên là không. TC không còn cần đến thế giới nữa. TC đã lấy quyết định rút lui và co cụm lại. Covid-19 khiến TC có lý do để đẩy nhanh quá trình co cụm này.

Với lãnh thổ rộng lớn và dân số 1,4 tỉ người như hiện nay, TC có thể tự cô lập và sống khép kín như Bắc Triều Tiên. Đó là toan tính của chủ tịch Tập Cận Bình. Toan tính co cụm đó chỉ kéo dài thời gian sụp đổ của TC được thêm vài năm chứ không thể ngăn chặn. Liên Xô cũ cũng đã rút lui và co cụm lại nhưng chỉ 3 năm sau thì tan rã. TC đã hội nhập rất sâu rộng với thế giới và người dân Trung Cộng đi ra nước ngoài làm ăn, du lịch rất nhiều. Họ càng ngày càng hiểu biết và có sự so sánh giữa Trung Cộng và thế giới.

Hơn nữa, đã có một văn bản bất thành văn là ĐCSTQ độc quyền lãnh đạo nhưng phải tăng trưởng kinh tế. Khi tăng trưởng kinh tế chấm dứt thì khủng hoảng xã hội sẽ nổ ra và sẽ lan sang chính trị. TC là một thùng thuốc súng sắp nổ. Điều đáng kể nhất là CSVN đang sống cạnh thùng thuốc nổ đó.

Nếu đất nước không được quản lý bởi một chính phủ có hiểu biết và có viễn kiến thì Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ đám cháy TC. Một chính phủ không có bất cứ viễn kiến gì mà chỉ lo liệu cầm chừng đến đâu hay đến đấy, với mong muốn tồn tại được ngày nào hay ngày đấy. 

Thế giới thay đổi nhanh chóng, từng ngày, từng tháng trong khi đó lực lượng chính trị toàn dân không nhất trí toàn diện với Đảng cộng sản Việt Nam trong tư duy của thế kỷ 21, đặc biệt là chính sách bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Đó là một nguy cơ khá lớn lao.

Nguy cơ từ sự kiện đại dự án “Một vành đai, Một con đường” đang thảm bại và bị hủy hoại 

Đại dự án “Một vành đai, Một con đường” (Belt and Road Initiative-BRI) do Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình khởi xướng từ 2013 đang bị hủy hoại một cách tàn nhẫn do Đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều dự án xây dựng giá trị hàng trăm triệu đô la đã bị đình chỉ.

Gần 120 nước tham gia đại dự án đang phải vật lộn để trả các khoản vay từ Bắc Kinh, thậm chí đứng trước nguy cơ không có khả năng trả nợ, còn bản thân kinh tế TC thì đang đối mặt với suy thoái và mắc nợ trầm trọng. Nhiều khoản vay đáo hạn sắp lâm vào tình trạng không khả năng thanh toán, và các nước con nợ BRI, bị Covid-19 đánh quỵ, đang tìm cách khất nợ đến hạn vì nhiều dự án lớn của BRI bị đóng băng.

Những hạn chế về tiếp nhận lao động, nhân công, nguồn cung thiết bị, hàng hóa từ TC được xem là những tác nhân chính khiến một loạt các dự án BRI phải dừng hoặc giãn tiến độ tại Pakistan, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Malaysia, Italia, Ai Cập, Bangladesh, Tanzania, Nigeria, Sri Lanka và gần 120 nước ở Châu Âu, Châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Á & Đông Nam Á. 

Truyền thông quốc tế The Economist nhận định các thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho BRI đã tạo ra nhiều vấn đề nguy nan cho TC về mặt kinh tế, ngoại giao và chính trị, vì BRI gắn chặt với uy tín của chủ tịch Tập Cận Bình. Nhiều quốc gia dùng tiền thu được nhờ xuất khẩu hàng hóa để chi cho các đề án BRI, nhưng dịch Covid-19 đã làm giảm đáng kể nhu cầu về các hàng hóa này khiến các quốc gia này mất đi nguồn thu chủ yếu để trả nợ cho TC.

Nợ xấu khác đến từ các thỏa thuận cấp tín dụng đổi dầu lửa được TC áp dụng thì đã bị Ngân hàng Thế giới chỉ trích là thiếu minh bạch về số tiền vay. Thứ nhất, do giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, nên các nước nợ phải sản xuất nhiều hơn để trả cho TC, song lại không đạt đủ chỉ tiêu sản lượng do dịch Covid-19. Thứ hai là do nhu cầu nhập khẩu của TC tạm giảm trong thời gian dịch bệnh.

Đối với các chuyên gia quốc tế thì việc không trả được nợ cho TC là điều không thể tránh khỏi. Trên nguyên tắc một quốc gia trong BRI chỉ có thể được hoãn nợ khi TC giành được quyền kiểm soát một khu mỏ, một cái cảng hay khoản tiền đã thế chấp. vì như vậy TC có phương tiện gây áp lực để chọn cách xử lý có lợi cho mình. Tức là các cuộc tái đàm phán về nợ có thể sẽ kèm theo những trao đổi về chính trị. Theo chuyên gia Scott Morris, thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Centre for Global.

Development), một cơ quan tham vấn tại Washington, thì nếu Trung Cộng tịch thu các tài sản mà các quốc gia con nợ BRI đã thế chấp, phản ứng ngược lại sẽ rất nghiêm trọng và bộ mặt thật của TC sẽ bị lật tẩy. Âm mưu bắt chẹt các nước con nợ và qua đó giành quyền kiểm soát hạ tầng cơ sở phục vụ TC trên mặt chiến lược sẽ bị phơi bày. Và hệ lụy của nó sẽ là một hiệu ứng bài Trung trên toàn cầu vượt ngoài tầm kiểm soát của ĐCSTQ.

Dự đoán được việc Covid-19 sẽ khiến TC phải gánh khối nợ xấu khổng lồ từ hơn 130 nước tham gia sáng kiến Vành đai con đường-BRI, từ trung tuần tháng 3, Mỹ đã nỗ lực can thiệp để hai tổ chức tiền tệ thế giới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ không trả nợ cho BRI Trung Cộng.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hồi tháng 3/2020 cho biết Bộ này đang làm việc với IMF và WB nhằm đạt được sự minh bạch về các khoản nợ mà các nước đã gánh từ sáng kiến BRI. Đồng thời, ông Mnuchin khẳng định muốn đảm bảo các khoản tiền của IMF và WB không được bất cứ nước nào sử dụng để trả nợ cho Trung Cộng, bởi vì Mỹ lâu nay đã cáo buộc Vành đai con đường-BRI là một dạng “bẫy nợ” của Trung Cộng, theo đó các quốc gia tham gia sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng này sẽ mắc nợ chính phủ TC. 

Con đường Tơ lụa Mới, với giá trị hơn 3.800 tỉ đô la của Trung Cộng với những công sức của cả hệ thống chính trị bỏ ra trong suốt 7 năm qua đang bị phá sản, là một nguy cơ khó gỡ cho Đảng CSVN vì Việt Nam đã không dám đứng ngoài BRI ngay từ đầu. 

 

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)