VNTB – Đảng đang vô cảm với trẻ em sao không thấy Tổng bí thư ‘ra roi’?

VNTB – Đảng đang vô cảm với trẻ em sao không thấy Tổng bí thư ‘ra roi’?

Nguyễn Nam

(VNTB) – Tổng bí thư vẫn im lặng về chuyện đảng đang tiếp tục vô cảm với trẻ em.

Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ (Hội nghị Trung ương 7) của đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc ở sáng ngày 17-5. Tổng bí thư vẫn im lặng về chuyện đảng đang tiếp tục vô cảm với trẻ em.

Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, bà Đào Hồng Lan cần nhận mức kỷ luật xứng đáng tại Hội nghị Trung ương 7 về việc bà đang tiếp tục vô cảm với trẻ em qua việc không đảm bảo được nguồn vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Thông cáo báo chí về Hội nghị Trung ương 7, có đoạn: Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tổng kết Hội nghị nêu rõ nhìn lại nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII, với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta, đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

(…) Chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, lo ngại rằng nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí, làm “cầm chừng”, “phòng thủ”, “che chắn”, giữ “an toàn”, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

“Tôi đã nhiều lần nói, nay xin nhắc lại: Những ai có tư tưởng ấy thì hãy đứng sang một bên để người khác làm! Tất cả chúng ta, nhất là những người trực tiếp làm công tác tổ chức, cán bộ, phải có ý chí, quyết tâm cao, có tấm lòng trong sáng, có con mắt tinh đời, đừng “nhìn gà hóa quốc”!; “đừng thấy đỏ tưởng là chín”!…”, Tổng bí thư nhấn mạnh.

Tất cả những mỹ từ khẩu hiệu mang tính cổ động chính trị như trên, trớ trêu thay lại mang đến những phản cảm mà không cần đến yêu cầu phản biện chính trị hàn lâm gì ở đây cũng thấy được là dường như tuổi tác đã khiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cố chấp nghĩ mình luôn đúng.

“Để xảy ra tình trạng này là trách nhiệm của nhiều cơ quan, nhưng phải tìm cách giải quyết nhanh, đừng vô cảm với nguy hiểm của trẻ em” – bà Phạm Khánh Phong Lan, cựu phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đã nhận định với thể khẳng định như vậy trong chuyện thiếu vắc-xin tiêm chủng cho trẻ em ở thành phố từng được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông ở hơn 48 năm về trước.

Bà Phạm Khánh Phong Lan là một dược sĩ đại học, và từ góc nhìn chuyên môn bà không đồng tình việc chuyển đấu thầu vắc-xin tiêm chủng mở rộng về cho các sở y tế địa phương. Điều này, theo bà, không đúng chủ trương đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Cụ thể, với các mặt hàng có tỷ trọng sử dụng nhiều như vắc-xin tiêm chủng mở rộng, nếu đấu thầu cấp quốc gia sẽ giúp giá thành, cũng như các chi phí phát sinh giảm so với việc “chẻ nhỏ” ra thành các gói nhỏ.

Việc đấu thầu riêng từng tỉnh cũng sẽ dẫn đến khả năng giá trúng thầu sai lệch, các loại vắc-xin có thể cũng khác nhau. Điều này sẽ dẫn đến tình huống mỗi tỉnh có thể sẽ tiêm 1 loại vắc-xin khác nhau. Ngoài ra, bản chất của vắc-xin tiêm chủng mở rộng là có rất ít nhà thầu tham dự. Do đó, việc Bộ Y tế lấy phương diện quốc gia đứng ra đấu thầu như trước là phù hợp; khả năng đảm bảo nguồn, giá và cung ứng an toàn hơn.

Theo bà Lan, vắc-xin tiêm chủng mở rộng là miễn phí. Khi lấy kinh phí địa phương mua phải phân biệt được trẻ của tỉnh này và tỉnh khác, bởi dự trù số lượng mua bao giờ cũng phải căn cứ số trẻ của tỉnh. “Vậy các trẻ đang tạm trú tại tỉnh có được tiêm hay phải về quê để tiêm. Nếu tiêm mũi 1 ở tỉnh A rồi đến mũi 2 qua tỉnh B nhưng thuốc trúng thầu không giống nhau thì sao?” – bà Lan đặt giả thiết.

Liên quan đến vấn đề Bộ Y tế nêu lý do Bộ Tài chính không bố trí ngân sách trung ương cho Bộ Y tế mua vắc-xin tiêm chủng mở rộng, bà Lan cho rằng “vấn đề này không liên quan”. Bà khẳng định Bộ Y tế với tư cách là cơ quan chuyên môn và quản lý nhà nước về mặt y tế cao nhất vẫn có thể “thay mặt các địa phương” đứng ra làm chủ đầu tư đấu thầu đảm bảo về giá, chất lượng của nhà cung cấp. Các địa phương sẽ căn cứ vào đây để bố trí nguồn ngân sách mua vắc xin tiêm chủng mở rộng. Bà đề nghị Bộ Y tế phải phát huy vai trò của mình, ít nhất trong việc đàm phán giá.

…Và theo Hiến định của Việt Nam, để xảy ra tình trạng được gọi là “vô cảm với nguy hiểm của trẻ” trong phòng dịch bệnh, thì có ít nhất hai chức danh phải chịu toàn bộ trách nhiệm: ở tầm tối cao là Tổng bí thư đảng cộng sản, thứ hai là Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (3)
  • comment-avatar
    T Vy 11 months

    Muốn giải quyết dứt điểm vấn nạn này cũng như tất cả quốc nạn khác, chỉ có 1 giải pháp khả thi: bầu cử tự do như Thái Lan + truyền thông độc lập + xã hội dân sự + tam quyền phân lập

  • comment-avatar

    Mình đồng tình với ý kiến của bà LAN,nhưng phải chờ xem triển khai như thế nào.

  • comment-avatar
    Lê thị Tâm 11 months

    Đảng và Chính phủ cùng các đảng viên csVN chỉ chú tâm lo chuyện no cơm ấm cật riêng tư mà thôi. Đó là sự thật mà đa số người dân đều thấy.
    Kêu gọi Đảng và Chính phủ và đảng viên csVN quan tâm – lo lắng cho dân là chuyện nên làm để giúp họ sống cho tử tế và làm việc có trách nhiệm. Nhưng liệu có giúp cho những kẻ dối trá – tham lam quyền lực và quyền lợi – bạo lực hoàn lương? Tôi e rằng không thể được nữa rồi!
    Nhân dân VN cần thoát ra khỏi tâm lý sợ hãi – u mê, hãy cùng nhau giải thể chế độ độc đảng – độc tài chuyên chính hiện nay.