Hoàng Lan Mộc Châu
(VNTB) – Lo làm béo đảng, béo mình.
Sáng 31/7, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm việc với Đảng uỷ Khối các cơ quan T.Ư và một lần nữa, ông lập lại lời của các tiền bối trong đảng ‘Phải đánh giá, sắp xếp cán bộ đúng, trúng’
aTừ ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đến nay, đã gần 100 năm, không lãnh tụ đảng nào không ít nhất một lần kêu gọi đảng phải đánh giá, sắp xếp cán bộ cho đúng, trúng khiến người ta cần phải hiểu rằng trước giờ tình trạng cán bộ của đảng luôn luôn bị gọi là đánh giá nhầm lẫn, bị sắp xếp sai chỗ, công tác vô hiệu quả.
Sở dĩ ĐCSVN luôn loay hoay với việc đánh giá và sắp xếp đúng chỗ cán bộ bởi hầu hết cán bộ là đảng viên, của phe phái, hay những kẻ có tiền hối lộ dù những người đó thiếu năng lực chuyên môn, và rồi thêm nữa họ phải làm việc trong khuôn khổ gò bó, đầy thiên vị và bất công, đố kỵ nhóm, cá nhân và dưới quyền của những ‘thủ trưởng’ bất tài, vô đạo đức.
Vấn đề thiếu đạo đức của đảng, của tổ chức cơ sở, hay của thủ trưởng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đảng hay thủ trưởng thiếu đạo đức sẽ mất đi sự tin tưởng của thuộc quyền. Nhiều người từ nước ngoài được mời về làm việc chỉ được một thời gian ngắn đã cắp nón ra đi. Người trí thức và đạo đức cần cống hiến cho cộng đồng và nhân dân không thể làm việc cho một đảng, một tổ chức hay những kẻ thiếu đạo đức. Khi nhân viên cảm thấy tổ chức đảng hay cấp trên không đạo đức, họ có thể mất đi động lực làm việc và lòng trung thành. Điều này có thể dẫn đến giảm năng suất và tăng tỷ lệ nghỉ việc. Thiếu đạo đức của đảng và lãnh đạo có thể tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng và không lành mạnh, dẫn đến xung đột và mâu thuẫn giữa các nhân viên. Sự phe phái trong đảng của các cấp lãnh đạo trong đảng, và các hành vi thiếu đạo đức, như tham nhũng, gian lận, thậm chí gian dâm hoặc vi phạm luật pháp dễ làm nhân viên, cán bộ cấp dưới ‘noi gương’.
Chính sự thiếu đạo đức của ĐCSVN và của những người lãnh đạo đã làm xói mòn đảng, nhất và là tan rã sự đoàn kết, một yếu tố cần thiết tăng cường khả năng làm việc của cán bộ. Sự thiếu đạo đức của ĐCSVN và của những người lãnh đạo dẫn đến cán bộ mất niềm tin và sự trung thành. Vì các hành vi thiếu đạo đức từ lãnh đạo hoặc đồng nghiệp, cán bộ công chức sẽ mất niềm tin vào tổ chức và đồng nghiệp, giảm sự cần mẫn và động lực làm việc. Thiếu đạo đức của đảng và đồng sự dẫn đến các hành vi không công bằng và thiên vị, gây ra xung đột và mâu thuẫn trong môi trường làm việc.
Môi trường thiếu đạo đức làm cho nhân viên trở nên ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân thay vì làm việc vì lợi ích chung. Sự phân chia, mất đoàn kết ngay từ đầu vào của cán bộ trong môi trường xấu này hình thành các nhóm nhỏ đối lập trong tổ chức, gây ra sự chia rẽ và phá vỡ tinh thần đoàn kết khiến dù muốn cũng không thể xây dựng và duy trì một văn hóa tổ chức tích cực.
Việc ưu tiên lựa chọn thu nhận cán bộ dựa trên sự trung thành với đảng thay vì năng lực và đạo đức sẽ có nhiều tác động tiêu cực. Khi cán bộ được lựa chọn dựa trên sự trung thành thay vì năng lực, hiệu quả làm việc của bộ máy chính quyền sẽ giảm. Họ không đủ năng lực dẫn đến quản lý yếu kém, lãng phí tài nguyên và tài chính công, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Điều này khiến việc cung cấp dịch vụ công không đạt chất lượng, hay ngay cả đến sư phớt lờ trách nhiệm đối với công việc, với dân chúng là đối tượng để phục vụ.
Câu nói “Nếu là người hãy là người cộng sản “ của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy ngoài tính kiêu ngạo cộng sản, đố kỵ, phân biệt đối xử với nhân dân ngoài đảng, nó còn là nguồn gốc bế tắc trong việc tuyển cán bộ khi ưu tiên cho đảng viên, “hồng hơn chuyên”. Lựa chọn cán bộ với tiêu chí trung thành với đảng dẫn đến thiên vị và tham nhũng, khi các cán bộ sử dụng quyền lực để làm lợi cho cá nhân hoặc nhóm lợi ích thay vì phục vụ công bằng cho cộng đồng. Các quyết định và hành động thiếu minh bạch, gây mất niềm tin trong công chúng, chỉ lo ưu tiên phục vụ đảng, đặt quyền lợi của dân xuống thấp. Lo làm béo đảng, béo mình.
‘Phải đánh giá, sắp xếp cán bộ đúng, trúng’ theo tiêu chuẩn của đảng như thế chỉ luôn chọn được kẻ “vì đảng vì mình”, “còn đảng, còn mình’ nhập vào khối người có thể trung thành, tận tụy với đảng nhưng vô đạo đức với nhân dân. Kế hoạch hành động của tất cả những con người được tuyển chọn theo tiêu chuẩn “nếu là người, phải là người cộng sản” đó khó có thể phát triển bền vững vì các quyết định không tuyệt đối nhắm vào lợi ích của nhân dân, mà 95% không theo đảng, luôn sẽ là thiếu đạo đức với dân mà chỉ nhắm lợi cho đảng.
Những vấn đề phát xuất từ việc thiếu đạo đức của đảng, của tập thể lãnh đạo và kỳ thị với nhân dân khiến ĐCSVN không thể nào chọn được người cán bộ có đạo đức, thật sự và có tài, có lương tâm phục vụ nhân dân.