Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đánh bóng niêu đất cũ

Hoàng Lan Mộc Châu

(VNTB) – Cái niêu kho cá hay cái nồi nấu cám lợn, chùi chà đến tết Công-gô cũng không thể bóng lên được.

 

Gần tết có hai chuyện mới tức thì đây báo chí Việt Nam đưa lên làm chọc cười thiên hạ. Chuyện thứ nhất, báo Nhân Dân cơ quan gì đó của ĐCSVN trích một phần trong bảng xếp hạng của US News&World Report, giật hàng tít chóng mặt, “Việt Nam xếp thứ 30 trong nhóm quốc gia hùng mạnh nhất thế giới” (1). Đã đứng thứ 30 trên tổng số 78 quốc gia được khảo sát thì chẳng thể gọi là đứng hàng đầu thế giới. Thực tế, thứ bậc Việt Nam trong bảng xếp hạng của US News&World Report năm 2022 này còn dưới trung bình, chỉ đứng thứ 47/78 quốc gia tốt nhất thế giới. Sự dối trá, mập mờ đánh lận con đen mờ mắt độc giả bình dân của tờ báo Nhân dân và một số báo khác hùa nhau đã bị một bài báo của VNTB vạch mặt như sau:  

US News & World Report năm 2022 khảo sát tình trạng về nhiều phương diện trong đó có phần power, mà báo Nhân Dân dịch là hùng mạnh, của nhiều quốc gia.  US News & World Report định nghĩa power của một quốc gia là mức độ tin tức liên quan nước này được lưu ý trên thế giới thế nào khiến các nhà hoạch định chính sách bận tâm và định hình các mô hình kinh tế toàn cầu. Mức độ chính sách đối ngoại và ngân sách quân sự của họ được các nước liên quan theo dõi một cách cẩn thận. Khi họ đưa ra lời cam kết, ít nhất một số người trong cộng đồng quốc tế tin tưởng rằng họ sẽ giữ lời cam kết đó. Các dự án của các quốc gia này ảnh hưởng đến thế giới. Việt Nam xếp thứ 3o trên tổng số 85 quốc gia.(2), (4).

Chưa đầy một tuần, tờ Kiểm Sát, cơ quan của viện kiểm sát nhơn dân tối cao, và nhiều tờ báo khác vớ được bảng xếp hạng cũ mèm PISA đánh giá về giáo dục của Việt Nam từ năm 2015 đồng loạt chạy hàng tít khủng “Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới”                                                                       

PISA,The Programme for International Student Assessment, Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế là một nghiên cứu toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ở các quốc gia thành viên và không phải thành viên nhằm đánh giá các hệ thống giáo dục bằng cách đo lường kết quả học tập của học sinh 15 tuổi về toán học, khoa học và đọc. Nó là một cuộc trắc nghiệm nghiêm túc, được đánh giá cao và nhiều giới chức trong ngành giáo dục, như ở Mỹ chẳng hạn, chấp nhận trình độ học sinh của họ như vậy. Năm 1967, so sánh quốc tế đầu tiên về môn toán, Hoa Kỳ xếp thứ 11 trên 12 quốc gia. Học sinh ở Đức, Anh, Pháp và Nhật Bản đều có điểm cao hơn học sinh Mỹ. Quốc gia duy nhất đứng sau Mỹ là Thụy Điển. 

Phụ huynh học sinh Mỹ không ai ngạc nhiên về điều này. Một bài báo của tờ Washington Post giải thích rằng giáo viên Hoa Kỳ không được đào tạo bài bản về phương pháp sư phạm toán học và xã hội Hoa Kỳ không coi trọng thành tích toán học nhiều như các quốc gia khác. PISA không đánh giá tổng thể nền giáo dục của quốc gia nào, và chưa chắc điểm số với thứ hạng của các học sinh 15 tuổi ở một số trường học được khảo sát, đánh giá chứng tỏ học sinh của quốc gia giỏi hay dở hơn, lại càng không thể căn cứ vào kết quả của PISA mà đánh giá toàn bộ hệ thống giáo dục của một quốc gia.

Trở lại đánh giá của USNews&World Report năm 2022, về mặt giáo dục (4), Việt Nam xếp hạng thứ 62 trong 78 nước, thua cả Azerbaijan, một nước có GDP 54,6 tỷ đô la so với Việt Nam 363 tỷ. Phần này báo chí Việt Nam không dám khoe ra 

US News&World Report đánh giá giáo dục dựa vào các tiêu chí như quốc gia đó liên quan đến việc họ có hệ thống giáo dục công phát triển tốt hay không, liệu mọi người có cân nhắc việc theo học đại học ở đó hay không nếu quốc gia đó có các trường đại học chất lượng hàng đầu. Những quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục được tổ chức này đánh giá theo thứ tư từ 1 đến 10 là Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pháp, Thụy sĩ, Nhật, Thụy Điển, Úc và Hà Lan.

Bài báo của VNTB viết

Việt Nam đã không thực hiện các quyền về giáo dục của con người mà hiến pháp của họ đã quy định, mặc dù phải trả tiền học phí rất cao dù hiến pháp của họ quy định miễn phí cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, sự đáp ứng nhu cầu, chất lượng học tập của chính phủ cho người dân vẫn thuộc loại rất thấp. Giáo dục và y tế công không phát triển. ĐCSVN không giáo dục về nhân quyền như một giá trị cao quý có ý nghĩa phổ quát đối với loài người, mà gắn liền nhân quyền với lợi ích của chủ nghĩa cộng sản.

Vớt vát lại phần nào sự dối trá, một vài tờ báo Việt Nam đành phải viết bài nói lại cho rõ, thực hư chuyện Việt Nam lọt top 20 nền giáo dục tốt nhất thế giới như trên báo tintuc.vn (5). Phần kết luận trong bài này viết, “thứ hạng 19 của Việt Nam trong bảng xếp hạng này chỉ đơn thuần là đạt thành tích đứng thứ 19/72 quốc gia tham gia khảo sát, và không tương đương với một nền giáo dục đứng thứ 19 thế giới.”

Đánh bóng cho bộ mặt đảng, lãnh tụ là nhiệm vụ quan trọng của tuyên giáo, truyền thông báo chí Việt Nam cộng sản. ĐCSVN đã từng kỳ công thần thánh hóa, đánh bóng bộ mặt Hồ Chí Minh chẳng hạn. Loài vật có nhiều trò quyến rũ, mê hoặc bạn tình như con ếch phùng ra cái túi khí nằm dưới miệng để tạo tiếng kêu ộp oạp, những con dế gáy e e cũng thế. Để làm đối thủ sợ hãi các con vật dương vây, nhe nanh, gầm gừ, phùng mang, trợn mắt, xù lông. ĐCSVN học biết điều này. 

Qua đám tuyên giáo, bồi bút họ kết hợp các trò quyến rũ đối phương, lẫn hù dọa đối thủ. Đánh bóng tên tuổi là một phần trong chiến thuật để tỏ ra hơn người, để chiến thắng. Những kẻ chuyên đánh bóng bộ mặt của đảng là đám truyền thông. Công cụ đánh bóng của đám truyền thông là cả ngàn tờ báo giấy, báo mạng, các đài truyền thanh, truyền hình và loa phường. Đảng chi hàng ngàn tỷ cho cái đám thợ đánh bóng ra sức chà, chùi bộ mặt của đảng, nhưng khổ nổi càng chùi, càng chà khuôn mặt của đảng càng đen như bị bôi lọ nồi, càng  không thể sáng lên được. Cái mặt của đảng và các lãnh tụ đảng không phải bằng đồng thau như những cái lư đồng, chân đèn chưng trên bàn thờ, cũng không phải những đôi giầy da trâu, da bò đi dưới chân mà chỉ bằng đất nung, cái niêu kho cá hay cái nồi nấu cám lợn, chùi chà đến tết Công-gô cũng không thể bóng lên được.

______________

Ghi chú 

1. https://nhandan.vn/viet-nam-xep-thu-30-trong-nhom-quoc-gia-hung-manh-nhat-the-gioi-post732935.html

2. https://vietnamthoibao.org/vntb-mieng-luoi-dcsvn-khong-noi-that/).

3. https://kiemsat.vn/viet-nam-nam-trong-top-20-quoc-gia-co-nen-giao-duc-tot-nhat-the-gioi-47345.html

4. https://www.usnews.com/news/best-countries/best-countries-for-education

5. https://hanam.tintuc.vn/tin-tuc/thuc-hu-chuyen-viet-nam-lot-top-20-nen-giao-duc-tot-nhat-the-gioi.html


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Có tiền thì học, không tiền thất học

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Tuyển sinh đại học cần thay đổi từ chính sách vĩ mô

Do Van Tien

VNTB – Thể chế giáo dục đại học đang ‘thủng’ ở đâu?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.