Thạch Lam Trần (VNTB) Trang DW của Đức trong bài viết được đăng tải trong ngày 26.01, đã cho rằng, cuộc chiến quyền lực ở Việt Nam đã kết thúc. Khi phe bảo thủ trong đảng đã củng cố sự thống trị của họ.
VNTB – Đấu đá quyền lực Việt Nam qua mùa Đại hội: đã kết thúc?. Ảnh:AFP |
Theo trang này, sự “đấu đá quyền lực trong Đảng” cầm đầu bởi phe TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết thúc với chiến thắng của ông Trọng, khi tên ông Dũng đã biến mất trong danh sách 180 Ủy viên T.Ư chính thức.
“Đây là đấu đá nội bộ bất thường”, trang tin này nhận định, bởi 70 năm qua, ĐCSVN bị chi phối bởi nguyên tắc nhất trí tập thể, do đó – bất kỳ sự xung đột nội bộ nào thì Đảng vẫn giữ cho mình là một tập thể thống nhất. Sự “thống nhất” này được hiểu là các xung đột sẽ được giải quyết bởi các quan chức chủ chốt của đảng, kể cả tại vị hay nghỉ hưu, trước khi Đại Hội diễn ra.
Tuy nhiên, trong kỳ ĐH XII này, điều đó đã không xảy ra. Và mãi đến thời điểm ĐH Đảng, thì mới bắt đầu có sự nhượng bộ từ phía Thủ tướng Dũng khi ông “rút lui” bằng cách không tái cử. Ông Trần Lưu Hải, Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng trong lần trả lời phỏng vấn trang tin Zing, đã cho rằng, “gần 10 ủy viên BCT không tái cử là biểu hiện tốt đẹp, thể hiện niềm tin của Đảng đối với lớp trẻ”.
Nhưng điều đó có vẻ để khỏa lấp cho những mâu thuẫn nội bộ đang diễn ra.
Sự mâu thuẫn đến từ vị trí đối lập của ông Trọng và Dũng. Trong khi ông Trọng được coi là bảo thủ, nguyên tắc với chủ nghĩa Mác-Lenin và chính sách đối ngoại nghiêng về Trung Quốc, với niềm tin giữ chặt được sự tồn tại của chế độ thì ông Dũng lại được coi là “nhà tư bản thực dụng”, với xu hướng tự do hóa kinh tế, đưa người thân nắm giữa vị trí then chốt trong chính quyền và trong nền kinh tế. Có xu hướng gần gũi Mỹ qua người con rể.
Sự bất đồng giữa hai nhà lãnh đạo càng nổi lên hơn, khi ông Dũng khởi xướng việc tham gia TPP, vốn bị phe bảo thủ trong Đảng chỉ trích là “quá sớm, quá sâu rộng” – điều có thể khiến Việt Nam đi chệch hướng XHCN. Cũng như vấn đề quản lý nợ quốc gia, và phòng chống tham nhũng dưới quyền ông Dũng trong những năm gần đây.
Dù cố gắng “phủ quyết chính trị” với ông Dũng, liên quan đến câu chuyện “chìm tàu kinh tế” Vinashine, tuy nhiên lần bỏ phiếu tín nhiệm vào năm 2012 đã không được như mong muốn của nhóm người phe bảo thủ. Nhưng dường như, từ sau lần bỏ phiếu đó, đã là một bước đệm để buộc ông Dũng phải lùi bước trong việc tranh cử chức vụ Tổng bí thư lần này.
Chiều nay (27.01) ông Nguyễn Phú Trọng là Tân Tổng Bí thư ĐCSVN.