Thế nhưng, tiến trình đòi quyền dân tại Việt Nam rất dài, nó không thể nhận thức một cách chắc nịch là trong 10-20 năm nữa sẽ hoàn tất quá trình đấu tranh dân chủ mà chỉ có thể nhận ra, quá trình đấu tranh đã gúp cho xã hội không rơi vào trạng thái lạm quyền và bất ổn, cũng như quá trình nhận thức trong dân đã thay đổi như thế nào. Chính vì quá trình dài và gần như vô định đó, nên bản thân mỗi người tham gia vào việc thúc đẩy và phổ biến quyền con người (từ những việc nhỏ nhất như quyền được bảo vệ phẩm giá trước nhân viên công lực) cần phải mang tính tự nguyện.
Đó là, “Hầu hết tư tưởng đấu tranh không nhằm đoàn kết hướng đến lý tưởng chung mà chỉ nhằm cái mục đích quái gì chả hiểu. Kẻ vì tiền, người vì tình, kẻ thích nổi tiếng, người thích thể hiện đẳng cấp, kẻ ham ăn nhậu, người thích phô trương, kẻ ngồi đếm like, người nằm soi mói dìm hàng nhau, xúm lại là mang anh phản động A, chị dân chủ B ra bàn luận mổ xẻ”.
Như vậy, cốt lõi của đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam chính là từng bước làm thay đổi nhận thức xã hội một cách toàn diện, toàn thể chứ không thể chỉ đặt các mục tiêu tách biệt như chống lại thể chế chính trị hiện tại. Và thành công trong đấu tranh tại Việt Nam chính là dựa vào chuyển biến trong chính sách và nhận thức người dân chứ không phải là dựa vào sự sụp đổ, biến động của thể chế để gán cho nó là “sự thành công” của đấu tranh.