Việt Nam Thời Báo

VNTB – ĐCSVN cần một kế hoạch để đối phó thảm họa môi trường

Anh Văn (VNTB) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cần phải có một kế hoạch đối phó với thảm họa môi trường nếu không muốn tiếp tục phải đau đầu vì những cuộc tuần hành với hàng ngàn người trong tương lai. 

Quá trình kêu gọi đầu tư FDI với các điều kiện “trải thảm đỏ”, cùng với sự tham nhũng trong bộ máy hành chính khiến nhiều doanh nghiệp “hạ tiêu chuẩn kiểm soát về môi trường” là nguồn cơn gây ra sự tổn thương trong thể chế xã hội Việt Nam gần đây. Niềm tin của người dân đối với chính quyền Việt Nam giảm suốt, nhiều cuộc biểu tình nổ ra đòi hỏi Chính phủ Việt Nam minh bạch.

Người Việt Nam tức giận trước sự lúng túng trong xử lý môi trường của Chính phủ.

Từ nhiều năm trước, văn kiện Đảng đã đề ra định hướng “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” nhưng thực tiễn cuộc sống cho thấy – đến nay, mọi thứ vẫn còn dang dở. 


Nhiều làng ung thư mọc lên, mà nguyên nhân là do các nhà máy – khu chế xuất tìm cách lách luật để né tránh vấn đề kiểm tra định kỳ môi trường. 


Sự tức giận của dân chúng đối với ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, khi sự kiện sông Thị Vải là phản ứng trên báo chí thì Formosa là cuộc biểu tình với hàng ngàn người, kéo dài nhiều tháng trời với khẩu hiệu mạnh mẽ “get out Formosa”. Bên cạnh đó, sự tức giận của người dân còn vượt biên giới, khi vào năm 2016, nhân chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama, gần 200.000 chữ ký kiến nghị Nhà Trắng, yêu cầu chính phủ Mỹ để điều tra nguyên nhân gây ra cái chết cá trên Change.org biểu lộ sự mất niềm tin vào Nhà nước.
Trong một phát biểu có liên quan đến Formosa, ông Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng về việc, nếu Formosa còn tái phạm thì sẽ cho đóng cửa. Điều này không phải là sự lên tiếng cho có, mà nó biểu lộ một phản ứng lo ngại trước tác động của môi trường đối với sự cai trị của những người cộng sản, như trong một bài viết trên báo nước ngoài cho hay.
Theo Economist, ô nhiễm môi trường đang bào mòn quyền lực ĐCSVN. Bởi, trong khi, Bắc Kinh đang đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm và hạn chế sử dụng xe cá nhân thì bay chiến đấu ở Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn chế sử dụng xe, thì những ông quan lớn tại Hà Nội vẫn còn đấu tranh để chặn bắt xe cá nhân trên các vỉa hè. 
Trước đó, vào năm 2013 Ban chấp hành ĐCSVN đã ra Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 ứng phó biến đổi khí hậu bảo vệ môi trường, trong đó nhấn mạnh sự sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự… về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ sức răn đe. Nhưng sau 4 năm, môi trường vẫn diễn biến phức tạp, sự quản lý môi trường theo hướng răn đe vẫn nằm trên Nghị quyết.

Điều này cho thấy, sau sự kiện sông thị Vải gây ô nhiễm, thì Formosa là bằng chứng cho thấy, sự cong vênh giữa khuôn khổ pháp lý bảo vệ môi trường và cân nhắc kinh tế. 

Video clip về ống xả thải tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) bị gán cho là của Formosa. Ảnh: chụp màn hình FB.
Tại Việt Nam, ngày càng nhiều người ý thức hơn về bảo vệ môi trường – nhất là sau sự kiện 6700 cây xanh tại Hà Nội, nó khiến cho lãnh đạo cộng sản cảm thấy sợ hãi, e ngại. Nhất là ý thức đó không còn biểu lộ trên bài viết mà đã tràn xuống đường với hàng ngàn người, thách thức sự cứng rắn từ phía Hà Nội. Điều này không phải là câu chuyện khoa học viễn tưởng, khi một video clip về cống xả thải nước tại Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) được gán cho là ống xả thải Formosa Hà Tĩnh, đã kéo theo những luồng ý kiến giận dữ với hàng trăm ngàn lượt share trên facebook, đòi ông Nguyễn Xuân Phúc phải thực hiện lời hứa đóng cửa nhà máy của Đài Loan này. Ngay lập tức, báo chí Việt Nam dẫn lời các quan chức lên tiếng bác bỏ, một đoàn cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh đã tiến hành tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin về việc xả thải của Formosa đã xuất hiện trên mạng.
Phép thử trên cho thấy, lãnh đạo Việt Nam đã nhận thức rõ hơn về tác động môi trường mang lại, về sự liên kết xã hội và lòng tin bị đánh mất của người dân trên mạng facebook. 

Cần nhớ rằng, các cuộc xuống đường gần đây tại Việt Nam xuất phát từ lời kêu gọi và liên kết trên mạng Facebook vốn có 30 triệu người dùng, trong bối cảnh giới lãnh đạo Ba Đình liên tục trì hoãn luật biểu tình.
Trong một động thái được cho là tích cực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN trong kỳ họp thứ 11 đã ra kết luận về những sai phạm liên quan đến thảm họa môi trường Formosa của ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, theo đó những “vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”, ủy ban này nêu rõ.

Rõ ràng, ĐCSVN cần phải tạo ra một kế hoạch đối phó đáng tin cậy trong các thảm họa môi trường tương lai, đảm bảo tính minh bạch và công bằng nhằm ngăn chặn các thảm họa – nếu không muốn đối mặt với hàng ngàn người biểu tình trên toàn quốc, thách thức quyền lực cai trị độc tôn của ĐCS.

Tin bài liên quan:

Vị trí số 1 Đông Nam Á, phải là Việt Nam?

Phan Thanh Hung

VNTB – 6 năm, 2 đời chủ tịch xã không thèm sửa cây cầu dân sinh!

Phan Thanh Hung

Việt Nam xuống đường vì vụ cá chết

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo