Việt Nam Thời Báo

VNTB – Để có một Xã hội Công dân: cần .. gộp Dân vào cùng Đảng?

Tôn Trọng Dân (VNTB) Vấn đề cốt lõi của kỷ nguyên Bạo lực, là: giành lấy quyền lực (“bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” [1]).
Khi loài người ý thức được mấu chốt vấn đề ở chỗ này, từ năm 1945, dần dà các chính thể ngoài khối cộng sản đã điều chỉnh sao cho cuộc sống của công nhân, nông dân (hai giai cấp tận cùng đáy của xã hội tư bản) trở thành cuộc sống của người làm thuê được pháp luật bảo hộ, và giới chủ buộc phải có những cam kết nhân bản hơn xưa. Bây giờ, xã hội vẫn còn khoảng cách trong thu nhập, song, tình hình đã chuyển hoá sang một dạng khác: các giai cấp không còn lý do tồn tại cũng như cuộc chiến tranh ý thức hệ đã tiêu vong dần vì các cơ sở kinh tế của chúng, đúng như cũng chính Marx nói: đã bị thủ tiêu. Không còn giai cấp mà chỉ có Employer (người thuê) và Employee(người làm thuê), bất kể trong nhà máy hoặc trên ruộng đồng, bất kể cổ xanh hay cổ trắng, họ đều sở hữu những nấc thang quyền lợi phù hợp năng lực và trình độ lao động của mình. Kỷ nguyên Bạo lực mất dần lý do hiện hữu ở những quốc gia văn minh, và một Kỷ nguyên mới, đã xuất hiện và đang định hình, với vấn đề cốt lõi khác: chia sẻ quyền lực. Đây là một xu thế tất yếu, không thể cưỡng cầu theo ý thích.

Đảng cộng sản, với vòng kim cô của mình đã chứng tỏ mình lạc hậu với con đường tiến hoá, và, khi dùng bạo lực chống lại xu thế đó, cộng sản không thể không biến thành một lực lượng phản động. Vì vậy, sớm hay muộn, để duy trì quyền lực, cộng sản buộc phải dùng luật thừa nhận cơ chế cạnh tranh chính trị theo cách mà họ và chính đảng dân chủ nào đại diện được ý nguyện của nhân dân cùng thoả thuận.

Một cuộc cạnh tranh ngoạn mục sẽ diễn ra và người giám sát là nhân dân-công dân của đất nước. Đó là một bước tiến hợp lý, văn minh và đảng cộng sản không còn lý do gì để chối từ hoặc gạt bỏ: Quý vị đã ở vào thế được/bị nhân dân giám sát, ngày càng công khai, với một xa lộ thông tin.không gian mạng đầy quyền lực khách quan và chí công.

Hấp lực-sức hấp dẫn của một cương lĩnh, của một chủ trương là tối cần thiết vào lúc này. Có một mặt trận, làm được điều này, đã tốt. Có một/vài chính đảng thể hiện được “bài tập làm văn” này càng tốt.

Từ góc độ Hấp lực mà xét, với quan điểm khiêm cung: “đóng góp vào một ý thức chính trị mới cho Việt Nam”, Dự án chính trị “Khai sáng kỷ nguyên thứ Hai” của Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN) đã cho thấy sự khác biệt giữa mình và các tổ chức, các nhà dân chủ khác ở nhiều điểm. Với tôi, điểm thu hút nhất là ở chủ trương“kế thừa”, thể hiện qua nhiều phần trong nội dung Dự án (tôi xin phép không nêu ra vì loạt bài lên tiếng của tôi không quảng bá riêng cho Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên), trong đó, tinh thần: “điều tốt nhất cho mọi người cũng là điều tốt nhất cho mỗi người” (thay cho “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”) là một tư duy đa nguyên thực sự.
Vấn đề không đáng nói gì hơn, nếu, Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyênkhông xác định một tính chất mới mẻ chưa từng xuất hiện trong cương lĩnh của bất kỳ chính đảng nào, tổ chức nào thoát thai từ kỷ nguyên Bạo lực tại Việt Nam:

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, một mặt, sẽ nỗ lực phát triển chính mình để có thể đảm nhiệm vai trò đầu tàu đó nhưng, mặt khác, sẽ sẵn sàng nhường vai trò lãnh đạo cho một tổ chức dân chủ khác có ưu thế hơn hoặc bằng mình[2].

Tôi rất bất ngờ, vì, Không có nhiều tổ chức dám đưa ý này vào tuyên ngôn, khoan bàn đến cương lĩnh. Đối với 1 tuyên bố như thế, thông thường, người ta chỉ có thể có 2 giả thuyết: hoặc là tổ chức này có khả năng chỉ “treo đầu dê bán thịt chó“, hoặc, nó tự tin do có đủ sức mạnh nêu gươngkhi tình huống cần thiết xảy ra. Chưa thể đoan quyết khả năng nào, song, với Quan điểm chấp nhận dám bước xuống (sẵn sàng nhường vai trò lãnh đạo) tổ chức này đã đạt được 3 hiệu ứng đặc biệt:

1. Tổ chức Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên thực sự thấu triệt “luật chơi” của Kỷ nguyên mới dân chủ.đa nguyên.đa chiều: từ chối thẳng thừng việc Quyền lực được duy trì bằng Bạo lực, đồng thời góp phần XÓA dần nỗi ám ảnh lưu truyền từ Kỷ nguyên bạo lực: Chính trị là nhơ nhuốc (‘la politique est sale‘), Chính trị là bạo lực, phải trấn áp, phải thủ tiêu kẻ khác biệt, kẻ chống lại;

2. Khi đã xác định lập trường đấu tranh ôn hoà, bất bạo động như là giới hạn Sàn.Dưới, thì việc sẵn sàng nhường vai trò lãnh đạo của THDCĐN đã trở thành một giới hạn Trần.Trên rất văn minh đối với việc hình thành và hoạt động chính trường của các chính đảng khác, cũng như sẽ góp phần hạn chế sân chơi cho các đảng quyến luyến tư duy nhất nguyên, dù bấu víu hay ấp ủ mưu toan;

3. Đảng Cộng sản nhất nguyên chính là kẻ đầu tiên sẽ không dám nhận thách thức và bước lên “vũ đài” này, vì, kể từ lúc đó, mọi hành vi của cộng sản không còn có thể giấu giếm trước công luận của người dân – vốn từ nhân dân sẽ dần trở thành Công dân của một đất nước phi toàn trị-chống mọi hình thức chuyên chế.

Đã chín muồi dần thời điểm của một nghịch lý mà ai tinh ý đều có thể nhận ra: càng chống cộng, cộng sản càng mạnh; càng cấm cạnh tranh chính trị, cộng sản càng yếu. Cộng sản không thể buông vũ khí chuyên chính của mình để hoàn toàn chứng tỏ là người yêu hoà bình thực sự trước nhân dân. Và như vậy, đảng cộng sản lộ nguyên hình: tham quyền cố vị thay vì yêunước.thương dân.

đảng đang ôm Dân; cần tách đảng khỏi Dân bằng Hấp lực, không cần giành giật rối rít, cuồng phẫn, ngạo mạn bắn xối xả vào cái khối đó. Thông tin tốt cho người dân, Làm những việc có ích cho người dân, Đấu tranh chống những cái xấu do đảng Cs dung túng, nhằm bảo vệ người dân, Giúp người dân triệt tiêu những thứ làm họ bất hạnh, Tuyên dương những cái Tốt không do đảng Cs chăm.nuôi..: đó chính là những việc hoàn toàn cạnh tranh được với đảng cộng sản, thậm chí còn hiên ngang chính nghĩa trong mắt người dân.
Đi vào Dân, quả thật, cực và nhọc hơn chuyện vài ngày viết một bài, phán.phê cái sự xấu xa.bất toàn của nhà cầm quyền (để giúp Cs im lặng tự điều chỉnh, vá lấp), và ngồi chờ..Dân chạy đến. Bằng cách này, ‘tinh thần Dân chủ’ mãi vẫn là một phong trào, không thể nào xuất hiện đúng tư thế của một xu thế phù hợp với nhận thức sử dụng.tiêu dùng của thường dân lam lũ, muốn Sống cho ra Sống.

Như đã đề cập, tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên đã tiếp nối tinh thần dân chủ của cha ông bằng một dự án chính trị. Từ nền tảng tư tưởng này, đất nước Việt đang cần một dự án hành động hoàn chỉnh trong cương lĩnh chính thứccủa một chính đảng. Liệu Tập hợp Dân chủ Đa nguyên sẽ tiếp tục đóng vai trò này, hay một tổ chức khác sẽ đứng lên đảm nhiệm sứ mệnh vinh quang nhưng cũng đầy gian khổ ấy? Hoặc, còn một hay nhiều đường lối chính trị trác tuyệt, kiệt xuấtvà ngoạn mục hơn hẳn khác dành cho người dân Việt lựa chọn? Hoặc, chỉ nên đơn thuần cứ tiếp tục lao.xô vào chống Cộng cật lực, hủy phá toàn bộ những gì mà dân này đã cùng đảng kia khởi tạo, sau đó .. bàn.chém.phán tiếp vài chục năm nữa ..?

Thực chất của việc nhìn từ Xa đến Gần để hiểu một Hấp lực là việc nhìn từ chiến lược đến những loại dạng con người cần có để thực hiện chiến lược đó. Câu chuyện này dài/ngắn còn tùy, chỉ biết rằng, từng có lời ai đó vẳng bên tai: Tâm chửa mở chẳng thấy người, Trí chẳng mở chửa thấy đường.
Chú thích:

[1] một đoạn lời của Quốc tế ca (l’Internationale) do Eugène Pottier (1816–1887) sáng tác năm 1870, và Pierre Degeyter (1848–1932) phổ thơ thành nhạc năm 1888. Bài này được dùng làm Đảng ca của mọi đảng cộng sản trên thế giới. 


[2] trích từ phần VII. Đấu tranh thiết lập dân chủ đa nguyên của Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 – Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên

* Bài “Để có một Xã hội Công dân: cần .. gộp Dân vào cùng Đảng?” được VNTB trích đăng từ chỉnh thể loạt bài gồm 8 phần: “Net-People” & HẤP LỰC của tác giả Tôn Trọng Dân gửi đến báo.


* “Tòa soạn VNTB chúng tôi đặt thêm tiểu tựa, hoặc chỉnh sửa tiểu tựa đã có sự thống nhất với tác giả.”
* Bài viết phản ánh quan điểm và cách viết của tác giả Tôn Trọng Dân.

Tin bài liên quan:

VNTB – Dám không đồng tình với chủ trương của Đảng sẽ bị đi tù

Do Van Tien

VNTB – Giai cấp hay Quyền lợi: cái nào đang nhạt phai?

Phan Thanh Hung

VNTB – Lựa chọn của tôi

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo