Di chuyển hài cốt cẩu thả và một tang lễ trang trọng. Ảnh: IJAVN |
Trả lời vấn đề này, đại diện Ban tổ chức lễ tang tại nhà tang đã cho rằng, ngay sau khi lễ nhập quan, cầu siêu thì di cốt thiếu tá Nguyễn Anh Tú đã được phủ quốc kỳ và đặt trong lồng kính trang nghiêm tại Nhà tang lễ Quân khu 3 (Hải Phòng).
Di chuyển hài cốt liệt sĩ lực lượng công an. |
Nhưng dù thế đi chăng nữa, thì khi người dân nhìn vào cách 2 chiến sĩ đưa hài cốt người Thiếu tá thì đó là sự cẩu thả và thiếu nghiêm túc. Nó khiến tổ chức tang lễ sau đó có trang trọng đến thế nào, có bao nhiêu tướng lãnh, đoàn hội đến viếng, gia đình chiến sĩ được hỗ trợ ra sao sau cái chết khi làm nhiệm vụ đó thì hình ảnh đưa hài cốt bằng túi xách phụ nữ vẫn là một hình ảnh không đáng để xảy ra.
Chẳng lẽ quân đội không tìm được một cái hòm đất nung, loại nhỏ thường dùng để di chuyển hài cốt liệt sĩ? Và không thể tìm lấy một lá cờ – vốn bán đầy rẫy ở các tiệm tạp hóa để phủ lên trên?
Không cần so sánh đâu xa, cứ xem cách cách cải táng hay tìm thấy hài cốt liệt sĩ sau chiến tranh ở khắp mọi vùng miền, qua đó sẽ thấy, cách di chuyển hài cốt thiếu tá Nguyễn Anh Tú thiếu trang trọng đến mức nào?
Hài cốt liệt sĩ ở khắp mọi nơi ngay khi tìm thấy sẽ được bỏ trang trọng vào một quan tài nhỏ, phủ quốc kỳ. |
Không phủ nhận được những gì mà bên quân đội và chính quyền đã và sẽ làm với công tác tang lễ sau khi di chuyển từ máy bay xuống. Nhưng giá như bên tổ chức tang lễ thừa nhận mình làm sai, thiếu chỉnh chu khi di chuyển hài cốt lần này, và xin lỗi thì hay biết mấy.
Bởi ngay cả năm xưa, trong tình trạng thiếu thốn và sự khốc liệt của chiến tranh, cái chết của người làm nhiệm vụ cho đất nước không vì thế mà làm một cách cẩu thả, thiếu trang trọng, bởi nghĩa tử là nghĩa tận.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”