BTC Đại Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận
(VNTB) – Chúng tôi – thế hệ thứ hai, thứ ba – không chỉ tiếp nối di sản của cha ông, mà còn mang trong mình sứ mệnh viết tiếp trang sử đấu tranh cho một Việt Nam tự do và nhân bản.
BÀI #1 (VÕ JANET)
Kính thưa quý vị quan khách, đại diện quý hội đoàn, quý ông bà, quý đồng hương cùng các bạn trẻ thân mến,
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổ Chức đã trao cho tôi cơ hội được phát biểu trong một thời khắc trang nghiêm này: tưởng niệm 50 năm ngày miền Nam bị cưỡng chiếm và hàng triệu người dân bắt đầu một cuộc hành trình lưu vong đầy máu, nước mắt, nhưng cũng thấm đẫm tinh thần bất khuất.
Kính thưa quý vị,
Nửa thế kỷ đã trôi qua – 50 năm không chỉ là một mốc thời gian, mà còn là biểu tượng cho một chặng đường kiên cường của cộng đồng người Việt hải ngoại. Từ những chuyến vượt biên, vượt biển, từ những mất mát đau thương, một cộng đồng mới đã vươn lên mạnh mẽ giữa lòng thế giới tự do.
Không chấp nhận là nạn nhân của lịch sử, cha ông chúng ta đã bắt đầu lại từ con số không, với hai bàn tay trắng nhưng trái tim đầy ý chí. Từ những công việc khiêm nhường ban đầu, người Việt hải ngoại đã khẳng định vị thế trên thương trường, chính trường, học thuật và nghệ thuật. Tinh thần Việt Nam – yêu tự do, chuộng nhân quyền – chưa bao giờ bị khuất phục.
Và hôm nay, tôi – Võ Janet – một người sinh ra sau cuộc chiến, lớn lên trong di sản ấy, xin được đứng tại đây như một nhịp cầu giữa quá khứ và tương lai. Tôi là con của một thuyền nhân và cháu của một sĩ quan Không Quân Việt Nam Cộng Hòa thuộc diện H.O.
Tôi chia sẻ điều này để nói rằng: thế hệ trẻ chúng tôi – dù sinh ra nơi xứ người – nhưng chưa bao giờ quên mình đến từ đâu. Dòng máu Việt vẫn chảy trong tim và niềm tự hào về lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn rực sáng trong tim.
Chúng tôi – thế hệ thứ hai, thứ ba – không chỉ tiếp nối di sản của cha ông, mà còn mang trong mình sứ mệnh viết tiếp trang sử đấu tranh cho một Việt Nam tự do và nhân bản. Chúng tôi hiểu rằng: không có lý tưởng thì không có phương hướng; không có gốc rễ thì không thể vươn lên.
Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng tôi ý thức rằng trách nhiệm của mình là phải giữ lấy ngọn lửa – ngọn lửa mà cha ông đã thắp lên bằng máu, nước mắt và cả mạng sống.
Mỗi độ tháng Tư đen trở về, chúng tôi – những người trẻ Việt Nam hải ngoại – vẫn cúi đầu tưởng niệm Quốc Hận. Chúng tôi không hận thù, nhưng không quên. Và chúng tôi tin rằng: lịch sử sẽ sáng tỏ, sự thật sẽ được phục hồi, công lý sẽ chiến thắng.
Kính thưa quý vị,
50 năm lưu vong là thời gian đủ dài để xây dựng nền tảng, và cũng đủ vững để thế hệ trẻ đứng lên – không chỉ với tư cách là công dân xứ tự do, mà còn là người con trung hiếu với một quê hương nơi tự do chưa được trọn vẹn.
Ngày quê hương không còn cộng sản sẽ đến – không phải là “nếu”, mà là “khi”. Và khi ngày ấy đến, thế hệ trẻ của chúng tôi nguyện sẽ góp phần xây dựng lại một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân bản.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã lắng nghe. Kính chúc quý vị sức khỏe, an khang, và mãi mãi giữ vững niềm tin vào chính nghĩa.
____________________________
BÀI #2 (TRẦN VĂN)
Ladies and Gentlemen, friends, and fellow Vietnamese Americans,
Today, we gather on this solemn ground to remember Black April—April 30, 1975—surrounded by hundreds of South Vietnamese flags, symbols of freedom and democracy, now waving freely in this land of liberty.
April 30, 1975, marked the fall of Saigon, the collapse of a Republic, and the beginning of exile for millions. For my parents and grandparents, it meant the loss of a homeland. For so many others, it meant prison camps, forced labor, and lives lost at sea in search of freedom.
Fifty years later, Vietnam remains under the same one-party communist rule—a regime that silences dissent, censors truth, and clings to power through fear.
But the fight for freedom is not over. It lives on—in each of us.
And now, it is our generation’s turn to answer: How will we stand up for freedom? How will we carry and share the promise of democracy?
Over 1.2 million South Vietnamese were imprisoned in forced labor camps. At least 165,000 died there. More than half a million perished escaping by land and sea. Millions were forced into the so-called “new economic zones,” where more lives were claimed by grueling labor and starvation in the jungle.
When I was sixteen, I volunteered in the Central Highlands of Vietnam, helping build schools. But the deeper lesson I learned was this: the problem was never just a lack of resources—it was who controlled them. Corruption, censorship, and authoritarianism stifled every good intention.
That experience made clear to me: real change requires political change.
Today, I support my parents in their dream of a democratic Vietnam. They champion free press, independent civil society, and advocacy that confronts dictatorship with truth.
And today, a new threat looms—one that affects not only Vietnam but the world: the use of artificial intelligence to monitor and suppress entire populations. No government should turn technology into a weapon against its own people.
To the youth of Vietnam: You are the key to change. You’ve seen what democracy looks like. You’ve seen young people rise up in Eastern Europe, Hong Kong, Myanmar, Iran. Why not Vietnam? Why not now?
Understand our history.
Start small. Ask questions. Speak out. Find one another. Organize. Remember: no government can silence a united people forever.
To fellow young Vietnamese Americans: our freedom here is not a reason for comfort—it is a call to duty. We must amplify the voices of those still silenced. Support the dissidents, the journalists, the prisoners of conscience. Let this 50th commemoration be more than remembrance.
Let it be a rebirth.
Let it be the spark that lights the path to a Vietnam not ruled by fear, but led by hope.
Because when the youth rise, nations rise with them.
The future is in your hands.
Claim it.
Thank you.
Kính thưa quý vị, quý thân hữu, và quý đồng bào,
Hôm nay, chúng ta cùng tụ họp nơi mảnh đất trang nghiêm này để tưởng niệm Tháng Tư Đen — ngày 30 tháng 4 năm 1975 — dưới hàng trăm lá cờ Việt Nam Cộng Hòa tung bay, biểu tượng của tự do và dân chủ, nay được phất cao nơi miền đất của tự do này.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu sự sụp đổ của Sài Gòn, sự cáo chung của một nền Cộng Hòa, và khởi đầu của cuộc lưu vong cho hàng triệu người. Với cha mẹ và ông bà của tôi, đó là sự mất mát của một quê hương. Với bao người khác, đó là trại tù cải tạo, lao động cưỡng bức, và những sinh mạng bỏ mình giữa biển khơi trên hành trình tìm tự do.
Năm mươi năm đã trôi qua, nhưng Việt Nam vẫn còn dưới sự cai trị của một chế độ độc tài cộng sản – một guồng máy hà khắc bịt miệng bất đồng chính kiến, bóp nghẹt sự thật, và duy trì quyền lực bằng sợ hãi.
Nhưng cuộc đấu tranh cho tự do chưa kết thúc. Nó vẫn tiếp diễn – trong mỗi người chúng ta.
Giờ đây, đến lượt thế hệ của chúng ta phải trả lời: Chúng ta sẽ đứng lên cho tự do như thế nào? Chúng ta sẽ gìn giữ và truyền đi lời hứa của dân chủ ra sao?
Hơn 1,2 triệu người miền Nam Việt Nam đã bị giam giữ trong các trại tù khổ sai, nơi ít nhất 165.000 người đã bị giết hại. Hơn nửa triệu người khác đã thiệt mạng khi vượt biên bằng đường bộ và đường biển. Hàng triệu người bị đẩy vào các “vùng kinh tế mới,” nơi thêm nhiều sinh mạng bị giết chết bởi lao động khổ sai và đói khát giữa rừng sâu nước độc.
Khi tôi mười sáu tuổi, tôi từng tình nguyện đến vùng Tây Nguyên để xây trường học. Nhưng bài học lớn nhất tôi học được không phải là vấn đề thiếu thốn tài nguyên – mà là ai đang kiểm soát cái tài nguyên đó. Tham nhũng, kiểm duyệt, và độc tài đã bóp nghẹt mọi ý nguyện tốt đẹp.
Kinh nghiệm đó khiến tôi nhận ra: muốn có thay đổi thật sự, phải có thay đổi chính trị.
Hôm nay, tôi cùng cha mẹ mình tiếp tục mơ về một nước Việt Nam dân chủ. Họ cổ vũ cho tự do báo chí, xã hội dân sự độc lập, và các hoạt động vận động công khai nhằm đối đầu với độc tài bằng sự thật.
Và hôm nay, một mối đe dọa mới đang trỗi dậy — không chỉ cho Việt Nam mà cho cả thế giới: đó là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để theo dõi và đàn áp cả một dân tộc. Không nhà cầm quyền nào được phép biến công nghệ thành vũ khí để chống lại chính người dân của mình.
Gửi đến giới trẻ Việt Nam: các bạn là chìa khóa của sự thay đổi. Các bạn đã thấy dân chủ là gì. Các bạn đã thấy tuổi trẻ vùng lên ở Đông Âu, Hồng Kông, Miến Điện, Iran. Vậy tại sao không phải là Việt Nam? Tại sao không phải là bây giờ?
Hãy tìm hiểu lịch sử. Bắt đầu từ những điều nhỏ. Đặt câu hỏi. Lên tiếng. Tìm lấy nhau. Tổ chức lại. Hãy nhớ: không nhà cầm quyền nào có thể mãi bịt miệng một dân tộc đoàn kết.
Gửi đến các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt: sự tự do của chúng ta nơi đây không phải là lý do để an phận — mà là lời kêu gọi hành động. Chúng ta phải khuếch đại tiếng nói của những người đang bị bịt miệng. Hãy ủng hộ những nhà bất đồng chính kiến, những ký giả, những tù nhân lương tâm. Hãy để lễ tưởng niệm 50 năm này không chỉ là sự tưởng niệm.
Hãy để hôm nay là một cuộc hồi sinh.
Hãy để hôm nay là tia lửa thắp sáng con đường dẫn đến một Việt Nam không bị cai trị bằng nỗi sợ hãi, mà được hướng dẫn bằng niềm hy vọng.
Bởi vì khi tuổi trẻ đứng lên, cả một dân tộc sẽ cùng đứng lên.
Tương lai nằm trong tay các bạn.
Hãy nắm lấy nó.
Xin chân thành cảm ơn.
