Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Đồng hồ sinh học” của tuổi tiểu học?

Mai Lan

 

(VNTB) – Nhiều phụ huynh ở TP.HCM cho hay mong muốn lùi giờ vào lớp, ra về của học sinh tiểu học muộn hơn, để có thể thuận tiện đưa rước con.

 

“Năm trước trẻ còn phải có mặt trước 7 giờ, năm nay đã lùi muộn hơn 30 phút nên đỡ hơn nhiều, các con có thời gian ăn sáng. Nhưng còn giờ ra về, chúng tôi rất mong được dời giờ đón con xuống trễ hơn một chút vì rất chật vật cho người làm công ăn lương. Nhiều cặp vợ chồng phải có một người “hy sinh”, đành chọn công việc linh động giờ giấc để có thể đón con, hoặc thuê người đón, vì cả 2 làm giờ hành chính thì không thể nào sắp xếp đón con từ 15 giờ 30 hay 16 giờ được” – một phụ huynh có con theo học bán trú, ý kiến.

Tuy nhiên ở quận Gò Vấp thì giờ giấc không như lời của phụ huynh nói trên.

“Năm học trước, khi học lớp lá, có bữa 7g45 bé nhà tôi mới đến trường. Năm nay bé vào lớp Một, 5g30 tôi đã phải gọi bé dậy, vệ sinh, ăn sáng rồi đi học. Nhà trường quy định 6g45 học sinh phải có mặt ở trường, khiến cả phụ huynh và học sinh đều vất vả. Thời gian đầu, ngày nào cháu cũng mè nheo con không đi học đâu, con muốn ngủ thêm…” – một phụ huynh kể về trường tiểu học Phan Chu Trinh, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Có hai luồng ý kiến về chuyện giờ vào học ở bậc tiểu học.

Góc nhìn khoa học, thì, trẻ em cần ngủ nhiều để cao lớn. Bắt trẻ thức khuya làm bài tập, rồi bắt dậy sớm để tới trường, thì các em không có đủ thời gian ngủ thì làm sao cao lớn được. Trẻ phải ngủ trước 10 giờ đêm và phải ngủ 9 tiếng thì hormone tăng trưởng mới sinh ra nhiều để phát triển chiều cao. Bắt trẻ thức khuya dậy sớm là rất phản khoa học.

Tuy nhiên ở góc nhìn mưu sinh, thì, nếu lùi thời gian vào học cho trẻ quá muộn sẽ gây khó khăn cho phụ huynh tới công sở, đồng thời, càng gây ùn tắc giao thông. Thường thì công nhân viên chức khu vực công lập, thời gian bắt đầu làm việc là từ 7g30, nên nếu điều chỉnh lùi thời gian học của trẻ tiểu học sẽ gây khó khăn cho phụ huynh ở khối này.

Ở mức trung dung, ông Nguyễn Tùng Lâm – một nhà tâm lý học giáo dục, nhìn nhận, việc học sinh thiếu ngủ khi đến trường có nhiều nguyên nhân. Trong đó một phần do quy định chung về giờ học bắt đầu sớm. Tình trạng học sinh ngủ gật trong giờ học, nhất là tiết đầu, khiến giáo viên rất vất vả. Càng mắng mỏ, ép buộc, ra lệnh thì học sinh càng căng thẳng. Bị căng thẳng dẫn tới chán học, sợ học cũng là yếu tố tác động, làm cho học sinh càng dễ buồn ngủ trong giờ học.

Ý kiến người viết bài này, là một nguyên nhân khiến cứ phải luẩn quẩn giờ học vì phải tính chuyện phụ huynh đưa đón. Điều này bất khả thi và phản khoa học. Vì giờ làm việc và giờ đưa đón con không thể liên kết nhau, và việc phụ huynh đi trễ về sớm là tất yếu nếu không giải quyết việc đưa đón.

Tuy nhiên hiện nay chi phí đưa đón quá cao, giao thông tổ chức chưa phù hợp, các bé ở xa phải dậy rất sớm vì một xe đón nhiều tuyến đường. Hơn nữa việc học ngoài địa phương, trường học xa nhà, tổ chức chưa an toàn khiến phụ huynh không an tâm.

Và vấn đề trên phải được giải quyết trên cơ sở khoa học. Đó là sinh lý phát triển của từng nhóm tuổi, cần số giờ ngủ khác nhau. Hai là mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau và ba là nhu cầu kiến thức khác nhau. Do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phối hợp các chuyên gia phân tích đưa ra khung giờ phù hợp.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Vì sao Việt Nam chưa có nền giáo dục miễn phí?

Phan Thanh Hung

VNTB – Triết lý giáo dục ‘không’ định hướng xã hội chủ nghĩa

Phan Thanh Hung

VNTB – Tự do ghi danh theo học đại học

Do Van Tien

1 comment

Công Tâm 20.10.2022 7:29 at 19:29

Các cháu còn nhỏ không nên bắt thức khuay dậy sớm đi học, hại sức phẻ lắm. để dành sức phẻ nửa lớn lên còn đi suất khẩu lao động chớ!

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.