Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dự luật biểu tình ‘ngâm tôm’ lâu quá!

phạm chí dũng

Hoài Nguyễn

 

VNTB – Biểu tình là quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp quy định, việc xây dựng Luật biểu tình là trách nhiệm của Quốc hội

 

Ông bạn luật sư người Nhật tự phiên âm tên mình sang tiếng Việt là Giàng A Thái, đã nói gọn lỏn:  “Khi nào Trung Quốc tấn công Đài Loan, tôi nghĩ có lẽ lúc đó là thời khắc cuối cùng tôi ở Việt Nam, bởi lúc đó tôi sẽ ra đường biểu tình và lực lượng an ninh hỏi thăm tôi”. Cho dễ hình dung, Giàng A Thái là luật sư cho rằng chính trị Việt Nam có thứ đặc sản mà cả thế giới cần biết đến, đó là ‘tội tuyên truyền chống nhà nước’.

“Nếu đã là đặc sản của Việt Nam thì cần được khoe và giới thiệu ra cộng đồng quốc tế để mọi người mang về làm quà, hoặc khen ngon quá để nhớ mãi. Nhưng có những thứ đặc sản không bao giờ hợp khẩu vị của cộng đồng quốc tế. Không biết lúc nào các bạn Việt Nam có thể cùng trao đổi, cùng bàn bạc để ra quyết định menu đặc sản của dân tộc nhỉ?” – Giàng A Thái nói.

Trở lại với “khi nào Trung Quốc tấn công Đài Loan, tôi nghĩ có lẽ lúc đó là thời khắc cuối cùng tôi ở Việt Nam, bởi lúc đó tôi sẽ ra đường biểu tình và lực lượng an ninh hỏi thăm tôi” của Giàng A Thái.

Lúc còn được quyền tự do viết lách, tôi nhớ ông bạn nhà báo Phạm Chí Dũng là ‘người đầu têu’ khi chủ động cậy nhờ bè bạn lên tiếng đóng góp vào dự luật biểu tình mà Quốc hội thời gian đó thông báo về khả năng thông qua. Người đứng đầu tổ chức xã hội dân sự mang tên “Hội Nhà báo độc lập” còn mạnh dạn cùng một số thân hữu soạn và lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức xã hội dân sự khác về dự luật biểu tình mà Bộ Công an chấp bút.

Thiện chí của nhà báo Phạm Chí Dũng, tiếc thay lại không được sự quan tâm của giới hữu trách, mặc dù chính họ đã lên tiếng kêu gọi sự đóng góp ý kiến của nhân dân về dự luật biểu tình này.

Giả dụ, giờ trong các tham luận của Tổng bí thư, bên cạnh những giáo huấn về đạo đức, về những niềm tự hào đất nước chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, thì cần thêm một điều nữa đến từ loạt tự tin ngạo nghễ đó là yêu cầu Quốc hội phải giải quyết ngay những ‘nợ nần về luật pháp’. Nợ nần đó ra sao, ắt hẳn lúc là Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng đã ‘nắm rất tường tận’.

Năm 2016, khi còn là Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy viên Ban thường trực nhóm nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Thúy thẳng thắn đặt câu hỏi ngắn gọn: “Luật biểu tình lùi đến bao giờ?”.

Theo bà Kim Thúy, biểu tình là quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp quy định, việc xây dựng Luật biểu tình là trách nhiệm của Quốc hội. Vì vậy, câu hỏi nêu trên phải được trả lời rõ ràng, minh bạch.

Trước đó, giải trình vấn đề này trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nói: “Dự án này đã được đưa vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII để kịp thời thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, do đây là dự án luật khó, lại chưa có thực tiễn, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, nên đã lùi thời gian trình dự án luật này”.

Giờ sắp sang năm 2022. Bà Nguyễn Thị Kim Thúy đã lên chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Ông Nguyễn Khắc Định là Phó chủ tịch Quốc hội. Và dự luật biểu tình thì vẫn chưa thấy có đại biểu nào lên tiếng thắc mắc liệu ở năm Covid thứ ba tới đây, dự luật này sẽ được đích thân ông chủ tịch Vương Đình Huệ yêu cầu trình Quốc hội?

Có lẽ cần viện dẫn đến vai trò của Tổng bí thư tại Điều 4.1, Hiến pháp rằng Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

“Theo tôi, điều quan trọng đối với chính trị là phát triển xã hội đất nước về dân sinh, kinh tế, văn hóa, giáo dục… có nghĩa là đưa ra chiến lược một cách toàn diện cho quốc gia.

Phòng chống tham nhũng, chỉnh đốn kỷ cương là việc quan trọng, nhưng đó chỉ là tiền đề hoặc là sức hỗ trợ cho một thế chế chính trị có khả năng thống trị có hiệu quả và hợp lý để thực hiện lợi ích quốc gia. Tổng bí thư đã có quyền lực, đặc biệt sau sự thắng lợi trước một vị nguyên thủ tướng, nhưng sau đó Tổng bí thư có thể coi trọng quá nhiều về những câu chuyện xây dựng trật tự trong nội bộ Đảng, và có vẻ chưa coi trọng đủ về những quốc sách cơ bản và quan trọng khác.

Hơn nữa, vì nhờ vào việc vận động chống tham nhũng, hoặc chỉnh đốn Đảng mạnh mẽ như vậy, có vẻ không ít bộ máy, hoặc những lãnh đạo các bộ ngành của chính phủ nhiều khi không dám quyết, không dám ký những quyết định vì sợ sẽ phải bị chịu trách nhiệm sau đó. Phải chăng đã đến lúc Đảng nên lo cho quốc gia nhiều hơn là lo cho vấn đề nội bộ của Đảng?” – luật sư Giàng A Thái cảm nhận như vậy.

Xem chừng không nhiều kỳ vọng việc Tổng bí thư giúp người dân lên tiếng nhắc nợ Quốc hội về chuyện quyền biểu tình hiến định này rồi.


Tin bài liên quan:

VNTB – Chung cư mini được hiểu và vận dụng như thế nào trong văn bản pháp luật?

Do Van Tien

VNTB – Vụ trường quốc tế AISVN: sao không xử trí bằng Luật Giáo dục?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Nhà nước thế nào mà người ta lại cứ tìm cách chống?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo