Việt Nam Thời Báo

VNTB- Dự trữ ngoại hối thực của Trung Quốc có thể chỉ bằng 1/14 nợ công nước này!

Thiền Lâm
(VNTB) – Ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc”, luật sư kiêm nhà bình luận người Mỹ, vừa nêu ra nhận định ‘Kinh tế Trung Quốc sắp rơi tự do’ trong một cuộc phỏng vấn gần đây với trang Đại Kỷ Nguyên, theo đó ông cho rằng, Trung Quốc ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.
   Nhiều “thành phố ma” ở Trung Quốc đã chôn vùi một lượng vốn đầu tư khổng lồ

Hai thông tin đặc biệt mà ông Gordon G. Chang cho biết là: Trong năm 2015, luồng vốn chuyển ra nước ngoài là cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ đến 1 nghìn tỷ USD; và theo nguồn tin của ông, chỉ có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối là còn có thể sử dụng được. Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn 1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để bảo vệ đồng Nhân dân tệ.
Vào đầu năm 2017, kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã rớt xuống dưới mốc 3 ngàn tỷ USD.
Nhưng lại có một tử huyệt của nền tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ dám công bố: tỷ lệ nợ công quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ USD vào năm 2016 – theo phân tích của tờ Financial Times – vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn đến khủng hoảng  tài chính hoặc tăng trưởng trì trệ kéo dài ở Trung Quốc.
Tất nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự trữ ngoại hối nhiều nhất thế giới – lên đến 4 ngàn tỷ USD vào năm 2016. Chỉ có điều, con số 4 ngàn tỷ này chỉ bằng 1/7 so với gánh nặng nợ công 28 ngàn tỷ.
Còn với con số chủ có 1,5 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại hối là có thể sử dụng được như thông tin của ông Gordon G. Chang, số tiền này chỉ chiếm 1/14 gáng nặng nợ công quốc gia.
Ông Gordon G. Chang có ít nhất một cơ sở cho nhận định về tiền khả dụng chỉ chiếm một nửa so với con số dự trữ ngoại hối mà chính quyền Trung Quốc công bố: vào năm 2011, chính một cục trưởng thống kê của Trung Quốc, người sau đó đã về hưu, đã phải thừa nhận rằng nhiều thống kê của quốc gia này không phản ánh đúng sự thật. Cũng vào năm đó, con số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc được công bố chỉ khoảng 1.550 tỷ USD, nhưng đến năm 2014 thì Trung Quốc đã phải thừa nhận loại nợ này đã tăng gấp đôi, tức 3.000 tỷ USD.
Vài nhà phân tích ở Hồng Kông cũng cho rằng GDP thực chất ở Trung Quốc không thể tăng đến 7% như báo cáo, mà chỉ khoảng 4-5% hàng năm.  
Việt Nam lại rất thường “đồng chí” với Trung Quốc về phương thức tuyên giáo các số liệu kinh tế. Vào những năm 2009 – 2010, giới lãnh đạo Việt Nam cũng “phóng” tăng trưởng GDP lên đến 9 – 9,5% như Trung Quốc, để đến gần đây cũng co về còn 6-6,5%.

Nhưng nói gì thì nói, thực ra tình hình kinh tế và tài chính ở Việt Nam là tồi tệ hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc có đến 3 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại hối mà đã phải “gánh” 237% tỷ lệ nợ công, tỷ lệ nợ công ở Việt Nam vẫn lên đến 210% nhưng kho dự trữ ngoại hối chỉ có khoảng 40 tỷ USD theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (về thực chất số khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam là thấp hơn khá nhiều vì có đến 1/3 trong đó là trái phiếu chính phủ Mỹ, số còn lại không được minh bạch). 

Tin bài liên quan:

VNTB- Vì sao Vietnamnet đột ngột ‘trở giáo’ tấn công Thoibao.de?

Phan Thanh Hung

VNTB- Những quan chức tham sống sợ chết sẽ “tự bảo vệ” bằng tiền thuế của dân?

Phan Thanh Hung

VNTB- Cách chức ủy viên bộ chính trị của Đinh La Thăng mới chỉ là ‘bước 1’?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo