Lê Thanh Vân
Cách làm của người xưa vẫn còn nguyên giá trị đối với thời nay. Khi xác định dịch bệnh Covid-19 là giặc, thì yếu ở trận tuyến nào sẽ thua ở trận tuyến đó. Mà nếu thua nhiều trận tuyến quá thì đe doạ đến an nguy của quốc gia.
“Binh thư yếu lược” của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có 4 quyển, trong quyển 1 có một chương bàn về 8 phép chọn tướng. Ngẫm kỹ, có thể thấy, Hưng Đạo Vương xếp việc chọn người làm tướng theo 4 cặp, mỗi cặp là 2 cách nhận diện tường minh.
Cặp phương pháp thứ nhất, với hai cách nhận diện nhân sự theo phương pháp “trực quan sinh động” là: (1) Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không? (2) Gạn cũng bằng lời lẽ xem có biến hóa không?
Đã làm tướng thì phải am hiểu lĩnh vực mà mình phụ trách. Đây phải là tiêu chí quan trọng đầu tiên, làm nền tảng để xem xét đến các tiêu chí khác. Rồi nữa, là việc gạn đến cùng xem những tình huống xảy ra thì ứng biến như thế nào để hóa giải khó khăn, thử thách nhằm bảo toàn lực lượng, giữ vững sự ổn định và phát triển của quân sĩ do mình lãnh đạo, chỉ huy.
Cặp phương pháp thứ hai, là cách nhận diện ở cấp độ cao hơn: (3) Cho gián điệp thử để xem có trung thành không? (4) Hỏi rõ ràng tường tận xem đức hạnh thế nào?
Đạo làm tướng, thì phàm mọi việc làm, quyết định của người đứng đầu đều có ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, sự trung thành và lòng yêu nước phải được tôi luyện qua thử thách, hiểm nguy, kiểm chứng bằng hoàn cảnh cụ thể để thấy rõ tài năng, đức độ, tấm lòng hiếu trung, nhân nghĩa và bao dung của người đứng đầu.
Cặp phương pháp thứ ba: Để chọn được tướng giỏi, thì 2 cặp phương pháp, với 4 cách nhận diện nêu trên mới chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ. Do vậy, Hưng Đạo Đại Vương tiếp tục đưa ra những yêu cầu nghiệt ngã, để phát hiện ra phẩm hạnh cao hơn ở người làm tướng với 2 cách nhận diện: (5) Lấy của để mà thử xem có thanh liêm không? (6) Lấy sắc đẹp mà thử xem có đứng đắn không?
Rõ ràng đây là những thử thách thực sự phải vượt qua, nếu muốn trở thành người làm tướng vừa có tài, vừa có đức. Từ cổ chí kim đã cho chúng ta thấy, nhiều bậc quân vương, nhiều công hầu khanh tướng cũng tài ba lỗi lạc, cũng muốn bồi đắp lý tưởng vì lợi ích quốc gia, dân tộc nhưng lại không đủ bản lĩnh để vượt qua cái bẫy “tiền tài” và “gái đẹp”. Họ đã trở thành bạo chúa, bán nước, hại dân để lại tiếng nhơ muôn đời không thể gột rửa.
Cặp phương pháp thứ tư, với 2 cách nhận diện cuối cùng, mà Đức Thánh Trần đề ra để chọn tướng cho thấy yêu cầu vô cùng khắt khe trước khi quyết định giao sinh mệnh ba quân cho một con người. Đó là: (7) Lấy việc khó khăn mà thử xem có dũng cảm không? Ví dụ như cho uống rượu say mà thử xem có giữ được thái độ không?
Phàm đã làm tướng, thì phải xông pha trận mạc; nếu không có lòng dũng cảm, ngại khó khăn thì dễ nản chí, không có được những quyết định sáng suốt, kịp thời để xử lý tình huống khi rơi vào hoàn cảnh tưởng chừng như bế tắc, thì thiệt hại do họ gây ra sẽ vô cùng to lớn. Bởi vậy, phải có bản lĩnh, có khả năng kiểm soát bản thân, nếu để men rượu điều khiển hành vi thì hậu quả sẽ khó lường.
Ngẫm về việc Thủ tướng “tra bài” mấy vị “tướng” nhàng nhàng ở Kiên Giang và Tiền Giang vừa qua, đã thấy họ không vượt qua được ngay từ cặp phương pháp thứ nhất, theo cách nhận diện của người xưa.
Đất nước lúc này rất cần người thực đức, thực tài.
[ads_color_box color_background=”#e3e1e1″ color_text=”#444″]
Nghe lãnh đạo tỉnh ‘trả bài’
Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch với các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang – nơi dịch có diễn biến đáng lo ngại.
Thủ tướng đã đặt nhiều câu hỏi kiểm tra việc nắm bắt tình hình của lãnh đạo các cấp ở 2 tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang.
Xin lược thuật đôi đoạn:
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang lúng túng:
– Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ví dụ như là ngày hôm qua trong cộng đồng các anh xét nghiệm phát hiện ra bao nhiêu ca? Các đồng chí phải rất cụ thể đằng này cứ lơ ma lơ mơ làm sao mà chỉ huy được?
– Có tiếng ai nhắc.
– Thủ tướng: Không nắm được! Ông nào còn ngồi cứ nói trong phòng ra? Ông nào nắm được thì ra báo cáo, việc gì cứ phải nhắc.
– Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Thanh Bình: Hôm qua thì là tổng số 154 ca F0.
– Thủ tướng: Ở đâu?
– Bí thư Tỉnh ủy: Chờ tôi đã… Không nhớ nổi.
– Thủ tướng: Không nhớ? Tôi đã gọi điện nhiều lần rồi anh Bình. Tôi nói là anh phải kiểm soát hàng ngày để anh xem là tốc độ trong cộng đồng tăng hay giảm…
Chủ tịch tỉnh Tiền Giang trả lời chệch câu hỏi của Thủ tướng:
– Thủ tướng: Tiền Giang có 37 xã, phường, thị trấn nguy cơ cao và rất cao, tỉnh đã triển khai trạm y tế lưu động tại các địa bàn này chưa?
Chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh: Dạ, Tiền Giang đã có 2 xã triển khai điều trị F0 tại nhà.
Thủ tướng: Điều trị tại nhà và lập trạm y tế lưu động là 2 việc khác nhau.
Phó chủ tịch phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá, Kiên Giang “loay hoay tìm đọc tài liệu”, Thủ tướng nhắc nhở ngay: Nếu không biết thì cũng nói là không biết, mang sách ra đọc thì nói làm gì. Anh đừng nhìn vào sách đọc tôi xem nào.
Bí thư Đảng ủy phường 3, TP Mỹ Tho, Tiền Giang “tụi em đang họp bàn với ban chỉ đạo”, Thủ tướng phê ngay: Chủ trương thì cả tháng nay rồi, cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được địa điểm triển khai trạm xá lưu động thế này. Nếu như nó xảy ra nữa thì coi như là bị động đây.
Có thể thấy rõ sự lúng túng trong cách trả lời của lãnh đạo các cấp ở hai địa phương trong cuộc “chất vấn” trực tuyến của Thủ tướng.
Đó là sự bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch ở cấp tỉnh và cơ sở khiến người đứng đầu Chính phủ không hài lòng và lo lắng.
Nó cũng bộc lộ sự yếu kém trong tác phong lãnh đạo của một số cán bộ các cấp, đó là sự hời hợt, thiếu sâu sát, nắm bắt tình hình thì chung chung, đại khái, luôn lệ thuộc vào số liệu báo cáo trên giấy.
Không ít cán bộ lãnh đạo quen tác phong “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” nên một khi bị cấp trên “truy bài” là bộc lộ ngay sự bất cập. Không ít lãnh đạo, nếu thoát khỏi “bóng” thư ký hay trợ lý là lúng túng.
Xin nhắc lại đây lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên báo Sự thật số 103 ngày 30/11/1948, trong bài viết có tiêu đề Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hiện ngay: “Hiện nay, nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khǎn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to”.
Vietnamnet
[/ads_color_box]
1 comment
May dc nay con gia nhoi ngay da la duoc, con co ong bo truong bau la: Cac giai dap toi da chuan bi roi va de o van phong lam viec a? Tay Bi thu Kien giang nay chac de anh cu nguyen thanh Nghi gia nhoi khong biet se ra sao nhay?