VNTB – EU: Trung Quốc ‘thiếu tôn trọng các chuẩn mực quốc tế và cam kết về nhân quyền’

Thái Thịnh (VNTB/ NYtimes) Trung Quốc từ lâu sở hữu dãy thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới vì cách đối xử với người dân của mình. Giờ đây, Bắc Kinh vươn vòi ra khỏi vùng lãnh thổ, và bắt cóc những nhà bất đồng chính kiến ở Hồng Kông – một thành phố bán tự trị. Đây là dấu hiệu cảnh báo quyết tâm đàn áp giới bất đồng chính kiến và những người được coi là “cái gai trong mắt” của chính quyền Trung Quốc. 

Người Hồng Kông biểu tình liên quan đến các vụ mất tích của những nhà xuất bản và bất đồng chính kiến. Ảnh: Anthony Wallace/Agence France-Presse — Getty Images
Trường hợp gần đây nhất liên quan đến Li Xin, một nhà báo Trung Quốc, người tìm cách trốn khỏi Trung Quốc vào năm ngoái, và ông biến mất hoàn toàn tại Thái Lan. Hôm thứ Hai, vợ ông nói rằng chồng bà, một biên tập viên trang web trang tin nổi tiếng của Trung Quốc, đã mất tích ở Thái Lan kể từ ngày 11 tháng này và rằng ông có thể đã bị bắt cóc bởi lực lượng an ninh Trung Quốc.

Trong tháng mười, Gui Minhai, một nhà xuất bản sách tại Hồng Kông và là người có quốc tịch Thụy Điển, đã biến mất khỏi căn hộ của mình ở Pattaya, một khu nghỉ mát ven biển của Thái Lan. Nhưng ông đột ngột xuất hiện trên truyền hình nhà nước Trung Quốc và thú nhận tội trạng của mình trong quá khứ. Tuy nhiên, người thân của ông cho rằng, ông đang bị “ép buộc phải làm như vậy”. Cùng với trường hợp của Gui là 4 người liên quan đến một doanh nghiệp chuyên ấn hành các sản phẩm khai thác đời sống chính trị Trung Quốc và đời tư nhà lãnh đạo của Đại lục, cũng bị mất tích. 

Trong tháng 10, Thái Lan trục xuất hai người tỵ nạn Trung Quốc, dù họ đã được chấp nhận định cư tại Canada. Mùa hè năm ngoái, Thái Lan đã bị lên án bởi Hoa Kỳ khi trục xuất khoảng 100 người Hồi giáo Uighur.

Nó cho thấy, Trung Quốc đang tìm mọi cách vươn vòi ra khỏi biên giới để truy lùng và bắt giam những “kẻ thù của mình”. Đối với trường hợp của Hồng Kông, Bắc Kinh dường như đạp lên cả Luật cơ bản, liên quan đến việc đảm bảo quyền và tự do dân chủ cho vùng bán tự trị này.

Trong trường hợp của ông Gui, nó còn trầm trọng hơn khi vi phạm chủ quyền và hình pháp của Hồng Kông, trong đó nghiêm cấm các vụ bắt cóc. Trong khi đó, hành động trao đổi dân tỵ nạn để đổi lấy quyền lợi với Trung Quốc của Thái Lan bị cáo buộc vi phạm trắng trợn các nguyên tắc tỵ nạn, các nhà hoạt động nhân quyền cho biết.

Sophie Richardson, Giám đốc tổ chức Human Rights Watch Trung Quốc, nói rằng, “chính phủ Trung Quốc ngày càng lộng quyền hơn, bắt giam và săn lùng bất kỳ ai mà họ muốn, tại bất kỳ địa điểm nào” và hành vi như vậy phản ánh sự coi thường trắng trợn đối với chuẩn mực pháp luật quốc tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã lên án các vụ bắt cóc này trong lần ghé thăm Trung Quốc gần đây. Vào ngày thứ Sáu, Liên minh châu Âu, lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành vi nhân quyền của Trung Quốc, cho biết sự mất tích của những nhà xuất bản, biên tập viên Hồng Kông, Đại Lục là “câu hỏi cho sự tôn trọng của Trung Quốc đối với các quy định của pháp luật và các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.”
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)