Mẫn Nhi (VNTB) Nhiệt điện than đã và đang uy hiếp trực tiếp cuộc sống cộng đồng và tiếp tục nhen nhóm bức xúc xã hội đến mức nhiều nhà hoạt động so sánh nó như một “thảm họa Formosa” thứ hai. Việc Chính phủ Việt Nam ứng xử như thế nào đối với vấn đề này sẽ cho biết chế độ tồn tại bao lâu.
Hiểm hoạ và bất cập của nhà máy điện than
Nở rộ xin đầu tư dự án nhiệt điện than tỷ “đô” vào nhà máy nhiệt điện than trong bối cảnh các nhà máy khác đã đi vào hoạt động mà chưa có đánh giá tác động môi trường, hoặc tự ý thay đổi công nghệ ướt sang khô, không đưa ra các phương án xử lý xỉ than, đặt hệ thống xả ngầm ra biển với công nghệ Trung Quốc; gây ô nhiễm khói bụi vô cùng nghiêm trọng đe doạ sức khoẻ và nghề làm muối của khu vưc.
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất đặt máy 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm. Lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm. Nhiều đánh giá đều cho biết rằng, việc tiến hình nhiệt điện than là hình thức “bán rẻ môi trường” nhất. Bởi hiện nay, số liệu cuộc tọa đàm “Giữ hay không giữ Nhiệt điện than” của MEC vào ngày 24/03 cung cấp, tổng khối lượng khí thải của nhiệt điện than Việt Nam là 15 triệu tấn tro xỉ/ năm. Chỉ tính riêng nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II đã thải ra 4.000 tấn tro xỉ; 3,5 phút nhiệt điện than 500 MW sẽ hút đủ một bể bởi với 2.500m3, chất thải điện than gồm các chất cực kỳ nguy hại như chì, thủy ngân, niken, thiếc, antimon, asen,…
Trong khi đó, theo một nghiên cứu từ Hoa Kỳ được nhiều trang báo trong nước dẫn thì, số người chết yểu do nhiệt điện than ở VN trong những năm qua khoảng 4.300 người/năm.
Cần nhấn mạnh, thiệt hại về kinh tế do thiệt hại về người tương đương từ 5 – 7% GDP vào năm 2013.
Dừng, rồi cấp dự án
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 20GW điện than, trong đó có việc Bạc Liêu rút nhiệt điện than Cái Cùng ra khỏi quy hoạch vào tháng 9/2016 hay vào tháng 11/2016, Quốc Hội Việt Nam dừng 2 dự án điện hạt nhân.
Xu hướng của năng lượng tái tạo đã vượt nhiên liệu hóa thạch 60% và tạo ra 8 triệu cơ hội việc làm, tuy nhiên, đầu tư năng lượng tái tạo lại gấp hơn hai lần nhiên liệu hóa thạch (286 tỷ USD/ 130 tỷ USD). Do đó, ngay cả tại Trung Quốc, tổng công suất năng lượng tái tạo chiếm 25% công suất phát điện cả nước, tức 480.000MW, chính quyền nước này cũng đóng tổ hợp nhà máy điện than Hoa Năng vào ngày 18/3 vừa qua để đảm bảo chiến lược an ninh năng lượng bền vững hơn. Một quốc gia khác cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt kinh tế là Ấn Độ – cũng sản xuất năng lượng tái tạo trong 3 năng là 10.000MW, theo GreenID.
Hội đàm Im lặng hay lên tiếng về vấn đề nhà máy điện than |
Dù đã có những thiệt hại về mặt sức khỏe cộng đồng, cũng như tác động lâu dài đến kéo lùi GDP nền kinh tế. Cũng như sự thay đổi trong chiến lược năng lượng tại nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, nhà máy nhiệt điện than vẫn còn được “ưa chuộng”, mà mới nhất là dự án Nhiệt điện than được thông qua, đặt tại Long An trị giá 5 tỷ USD.
Điều đó cho thấy rằng, chiến lược phát triển kinh tế bền vững gắn với môi trường của Chính phủ Việt Nam gặp rất nhiều vấn đề. Trong đó có cả việc chưa cân đối hài hòa giữa mặt tổng quan phát triển và bảo vệ môi trường cấp trung ương gắn liền với môi trường và phát triển kinh tế cấp địa phương. Dẫn đến việc, nhiều địa phương bấp chấp các yếu tố xâm hại môi trường để tiến hành những dự án đầu tư khủng nhằm thu lợi về ngân sách, trong trường hợp này là Long An. Hiện tượng vượt mặt này cũng nhiều lần diễn ra tại các tỉnh thành khác như Hà Tĩnh, Đồng Nai trong thời gian qua. Đưa đến tình trạng, trung ương thì lên tiếng dừng, còn địa phương thì cấp phép.
Thành ra, quy hoạch phát triển điện gió 2016 (một dạng của năng lượng tái tạo), điều chỉnh đến năm 2020,đến nay chỉ mới đi được 1/5 quãng đường.
Lên tiếng hay im lặng?
Một khảo sát người dân sống quanh Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh) cho thấy, 72,7% người dân nhận thức rằng, nhiệt điện than ảnh hưởng đến sức khỏe của họ; 87,8% trong số 253 người được khảo sát về nhiệt điện than đã chọn “STOP, chuyên sang năng lượng sạch/ tái tạo”.
Sự ô nhiễm môi trường kéo theo một hệ quả khó lường khác là bất ổn về mặt chính trị và xã hội. Liên quan trực tiếp đến vấn đề này là vào tháng 4/2015, hàng trăm người dân thôn Vĩnh Phúc (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã chặn đứng Quốc lộ 1A nhằm phản đối sự gây ô nhiễm xỉ than của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Cuộc biểu tình ngay sau đó bùng phát thành bạo động, quốc lộ 1A bị tê liệt hoàn toàn.
Những phản ứng qua khảo sát lẫn biểu tình bạo động nêu trên đã cho thấy phần nào sự lựa chọn của cộng đồng đối với vấn đề nhiệt điện than.
Vào ngày 24/08/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về môi trường đã nhấn mạnh, sẽ không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng người dân.
Nhưng từ quan điểm chỉ đạo của chính phủ đến thực thi chính sách ở địa phương vẫn là một đường dài khó đoán. Điều này cho thấy, sự bất cập từ mặt chính sách và thực tiễn trong phát triển năng lượng tại Việt Nam.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cam kết bảo vệ môi trường nhưng liệu có thành công trong thực tế? |
Thậm chí tại Việt Nam, các dự án yếu kém và công nghệ lạc hậu được duy trì còn liên quan đến sự chia chác chính trị cấp cao. Do đó, rất nhiều dự án gây hại môi sinh và thiếu hậu quả kinh tế đã được “đồng thuận thong qua”, trong đó điển hình nhất là dự án Boxite tại Tây Nguyên.
Liệu nhà nước Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào đối với nhiệt điện than? Một vấn đề liên đới trực tiếp đến vấn đề môi trường – vốn đang trực tiếp uy hiếp đến sự tồn tại của chế độ. Bởi nó là giao điểm của sự bức xúc xã hội; đánh mất niềm tin vào chính quyền trong nhân dân.
Tham khảo