VNTB: Cũng như cuộc tranh luận kéo dài nhiều năm về việc chiếc tăng nào đã tiến vào dinh Độc lập trong ngày 30/4/1975, câu chuyện Gạc Ma dĩ vãng lại một lần nữa khơi gợi những luồng quan điểm trái ngược trong dư luận xã hội, nội bộ quân đội, giới cựu chiến binh và cả giới chính trị Việt Nam.
Trong khi một luồng ý kiến lên án “mất Gạc Ma là do lệnh trên không cho nổ súng” và còn chỉ thẳng nhân vật phải chịu trách nhiệm về việc này là Đại tướng Lê Đức Anh – Bộ trưởng quốc phòng VN vào thời điểm mất mát hèn nhược ấy, lại có một số ý kiến thể hiện quan điểm phản biện khác biệt.
Dưới đây là ý kiến của cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, người cho biết ông đã trực tiếp tham gia vào trận Gạc Ma với chức vụ tiểu đội trưởng.
VNTB mong tiếp nhận các ý kiến phản hồi khác về những quan điểm trên.
Thiềm Thừ – Không có chuyện “mất Gạc Ma do lính ta không dám nổ súng, vì một ông lãnh đạo cao cấp đã ra lệnh không được nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào”, không có chuyện “nhà nước bưng bít vụ 14/3/1988”, vài năm nay tôi đã nhiều lần trả lời nhiều bạn về ngày 14/3/1988. Nhưng bây giờ, vẫn có nhiều người nói hai điều trên là có thật, khiến một số người lại hỏi tôi. Đành viết về vấn đề này một lần nữa.
![]() |
Thư của huyện Hương Phú, tỉnh Bình Trị Thiên gửi quân dân Trường Sa
|
14 tháng 3, không chỉ là Gạc Ma, đau thương, mất mátNgày 14/3/1988, súng đã nổ, đạn địch đã bắn vào bộ đội ta không chỉ ở đảo Gạc Ma, mà cả ở đảo Len Đao, đảo Cô Lin. Những người lính Việt Nam gan dạ, anh hùng đã bảo vệ được đảo Len Đao và đảo Cô Lin, quân Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma. Trong ngày 14/3/1988, không phải tất cả 64 Anh hùng, liệt sĩ đều ngã xuống ở đảo Gạc Ma. Có hai người đã hy sinh trên tàu HQ-605 ở đảo Len Đao, đó là Trung úy Phan Hữu Doan, Thuyền phó tàu HQ-605 và Trung sĩ Bùi Duy Hiển, nhân viên báo vụ tàu HQ-605. Gọi sự kiện xảy ra ngày 14/3/1988 là “hải chiến Gạc Ma” là không đúng. Không chỉ không đúng về tên gọi, việc gọi như vậy còn dễ làm sai lệch nhận thức, hiểu biết của nhiều người về sự kiện ngày 14/3/1988.Những ngày này, nếu chỉ nhắc đến “Trung Quốc chiếm Gạc Ma”, về mặt nào đó chỉ là khơi gợi sự căm thù kẻ cướp, chưa mang lại lòng tự hào, kính phục, sự tri ân với những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, là có lỗi với họ và đồng đội của họ.