Việt Nam Thời Báo

VNTB – Gây rối trật tự công cộng trên không gian mạng sẽ bị bỏ tù

Hà Nguyên

 

(VNTB) – Công dân Trần Thị Ngọc Trinh, là người đầu tiên bị vướng vòng lao lý bởi cáo buộc nghe rất lạ tai đó của nhà chức trách.

 

Sự mơ hồ trong cáo buộc

Khác với vụ bà Nguyễn Phương Hằng theo cáo buộc Điều luật Hình sự số 331, vụ bắt giữ Trần Thị Ngọc Trinh có tiềm năng trở thành một vụ án tiền lệ, khi mà hành vi gây rối trật tự công cộng của cô bị cho là xảy ra trên không gian mạng.

Việc Ngọc Trinh biểu diễn mô tô rõ ràng là vi phạm pháp luật, nhưng điều gây tranh cãi ở đây là việc bắt giữ và khởi tố hình sự liệu có tương xứng với hành vi?

Ngày 19-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM (PC01) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh (34 tuổi, ngụ quận 7, nơi ở hiện tại TP Thủ Đức) để điều tra về tội “gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự.

Điều luật hình sự này có nội dung như sau:

“Tội gây rối trật tự công cộng

  1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  5. c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  6. d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

  1. e) Tái phạm nguy hiểm”.

“Ảnh hưởng xấu” với chế độ hay với ai?

Như vậy, dựa vào quy định nêu trên thì dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.

Mặt khách quan: Thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học… biểu hiện qua việc: Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng, hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng…

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi gây rối trật tự công cộng là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội: Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Ai đang gây hoang mang từ vụ án này?

Phía công tố thường luận tội này tùy vào ‘định hướng chỉ đạo’, như: hành vi gây rối trật tự công cộng có thể là sự cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; gây cản trở, ách tắc giao thông trong nhiều giờ; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự an toàn xã hội…

Hoặc để người xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây hoang mang, lo sợ hoặc phẫn nộ trong nhân dân; gây khó khăn trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Như vậy, nội hàm của hành vi gây rối trật tự công công được hiểu theo khái niệm rất rộng về không gian, thời gian và địa điểm phạm tội. Chính điều này cho thấy để tránh việc lạm dụng trong lằn ranh hình sự hóa mà vụ việc công dân Trần Thị Ngọc Trinh là một đơn cử đầu tiên, cần thiết làm rõ hơn về cách hiểu của “trật tự công cộng đời thường” và “trật tự công cộng trên thế giới ảo” được điều chỉnh theo Luật an ninh mạng.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Có luật, sao không xử?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Báo cáo án sau xét xử

Do Van Tien

VNTB – Luật Đất đai sẽ được sửa đổi ra sao?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.