Hoàng Mai
Thời hoàng kim – những năm 1980, cả “vương quốc” có trên dưới 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò.
Làng nghề thời hưng thịnh ngày nào cũng rực lửa, ghe chở hàng, ghe chở nguyên liệu đến và đi đậu kín cả dòng sông. Hầu hết sản phẩm tại đây đều được vận chuyển bằng ghe ngược xuôi đi khắp xứ, đồng thời còn xuất khẩu sang một số nước như Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan.
Điều độc đáo của “vương quốc” gạch Mang Thít là mỗi lò nung cao từ 5 – 12m, hình tháp tròn tạo nên quần thể kiến trúc đặc sắc.
Tuy nhiên, “vương quốc lò nung” bắt đầu sụp đổ từ những năm 2000 bởi chi phí sản xuất quá cao, thói quen người tiêu dùng thay đổi. Do đó, số lượng đặt hàng gạch ngói đã bị giảm bớt đáng kể, nghề nung gạch dần bị mai một.
Nhiều hộ dân gắn liền xương máu với lò đành để lò đó nhìn cho đỡ nhớ nhung, lâu lâu thấy lửa được nhen lên, những người thợ lại xốn xang lòng. Cả vùng đất ven sông Cổ Chiên trở nên bình lặng, hiu hắt…
Tính đến trung tuần tháng 4 này, lò nung quả trứng giờ chỉ còn vài mươi lò đỏ lửa, nhiều công nhân, thợ lành nghề chuyển công việc khác.
Phía nhà chức trách thì mặc dù nhìn nhận kho báu này thực sự có giá trị bởi nó được kiến tạo qua thời gian hơn 100 năm, từ sự giao thoa văn hóa – kỹ nghệ đặc sắc giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa để tạo ra khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống rất độc đáo, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.
Hình thành và phát triển hơn 100 năm đang dần bị mai một.
Song trên thực tế thì các nhà quản lý đã không có động thái gì để gìn giữ và phát triển các giá trị giao thoa hàng trăm năm đó.
Lò nung xuống cấp tắt lửa, nhiều nghệ nhân bỏ nghề hoặc chuyển nghề.
Những lò nung gạch đang dần xuống cấp, bỏ hoang phế.
“Lâu lâu nổi lửa một lò, tạo công ăn việc làm cho bà con trong xóm để đỡ nỗi nhớ nhung với nghề”, một chủ lò cho biết vậy.
Nghề nung lụi tàn, kéo theo “vương quốc lò” cũng dần sụp đổ theo năm tháng…
Xóm lò nung vắng vẻ một cách buồn bã với bà con làng nghề.