VNTB – Giá điện minh bạch: thế nhưng thế nào là minh bạch?

VNTB – Giá điện minh bạch: thế nhưng thế nào là minh bạch?

Võ Hàn Lam

(VNTB) – EVN đã và đang khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính công khai, minh bạch ở ngay cái gọi là ‘minh bạch’ ở các báo cáo đó.

Bộ Công thương đã lập luận như vậy về giá điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra.

Câu hỏi đặt ra, nếu gọi đó là sự minh bạch về giá điện của EVN, thì với lợi thế về tính độc quyền gần tuyệt đối, EVN đã và đang khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính công khai, minh bạch ở ngay cái gọi là ‘minh bạch’ ở các báo cáo đó.

Điều này không phải là không có cơ sở, khi người dân không biết sự công khai về tài chính, cách tính giá điện, thu chi của đơn vị này thông qua một đơn vị độc lập về kiểm toán đáng tin cậy nào hay chưa? Liệu có hay không việc người dân phải chịu “bù lỗ” cho các hoạt động kinh doanh khác ở EVN cũng là điều cần làm rõ…

Báo chí lâu nay vẫn ‘dùng mòn’ mẫu câu còn ‘xưa hơn cả Diễm’: “Đã đến lúc có thay đổi thế độc quyền của ngành điện hay chưa, câu hỏi này người dân vẫn đang chờ các cơ quan có thẩm quyền giải đáp!”.

Một phép tính toán thuần lý thuyết mà học sinh phổ thông khi học về điện, đã đặt ra thế này:

“Điện khác với các loại hàng hóa khác là bất kể người ta xài nhiều hay ít, nó vẫn không hao hụt. Chừng nào nguồn phát còn hoạt động thì điện vẫn hiện diện trên lưới. Tiền điện mà người ta phải trả, là để trả cho việc duy trì nguồn phát, chứ không phải do người ta xài ít hay nhiều. Nếu mọi người xài ít, dẫn đến tổng công suất tiêu thụ thấp xa so với tổng công suất của nguồn phát, thì rất có thể người tiêu dùng phải trả thêm tiền cho khoản chênh lệch công suất không dùng đến. Cho nên, càng xài ít điện thì nhà đèn càng có cớ để tăng giá.

Người ta chỉ kêu gọi tiết kiệm điện khi tổng công suất tiêu thụ tiệm cận tổng công suất phát điện. Trong trường hợp này, một số khu vực có thể dẫn đến sụt áp – dễ nhận biết nhất là hiện tượng đèn chập chờn khi tỏ khi mờ, quạt lúc chạy lúc không. Người ta sẽ phải cúp điện một vài khu vực để giảm công suất tiêu thụ xuống ngưỡng an toàn. Cho nên có nơi người ta tính giá điện giờ cao điểm cao hơn giờ bình thường là vì thế”.

Lập luận ở trên đưa đến hướng giải quyết căn cơ của bài toán cung cầu thị trường rất quen thuộc, và thị trường ấy dứt khoát phải không là độc quyền, bao gồm cả phải có luôn cả chuyện cạnh tranh trong quản trị quốc gia.

***

Khung giá điện theo các phương án đề xuất:

Phương án 1

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Tỉ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân (%)

Giá điện (đồng/kWh)

Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 100

90%

1.678

Bậc 2: Cho kWh từ 101 – 200

108%

2.014

Bậc 3: Cho kWh từ 201 – 400

141%

2.628

Bậc 4: Cho kWh từ 401- 700

160%

2.983

Bậc 5: Cho kWh từ 701 trở lên

168%

3.132

Phương án 2A

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Tỉ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân (%)

Giá điện (đồng/kWh)

1. Giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc

Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 100

90%

1.678

Bậc 2: Cho kWh từ 101 – 200

108%

2.013

Bậc 3: Cho kWh từ 201 – 400

141%

2.628

Bậc 4: Cho kWh từ 401- 700

160%

2.983

Bậc 5: Cho kWh từ 701 trở lên

274%

5.108

2. Giá bán lẻ điện một giá

Giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá

145%

2.703

Phương án 2B

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Tỉ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân (%)

Giá điện (đồng/kWh)

1. Giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc

Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 100

90%

1.678

Bậc 2: Cho kWh từ 101 – 200

108%

2.013

Bậc 3: Cho kWh từ 201 – 400

141%

2.628

Bậc 4: Cho kWh từ 401- 700

160%

2.983

Bậc 5: Cho kWh từ 701 trở lên

185%

3.449

2. Giá bán lẻ điện một giá

Giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá

155%

2.889

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt đang áp dụng với 6 bậc thang:

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Giá điện (đồng/kWh)

Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50

1.678

Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100

1.734

Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200

2.014

Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300

2.536

Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400

2.834

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.927

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)