VNTB – Giá trị VNCH nảy nở?

VNTB – Giá trị VNCH nảy nở?

Diễm My

(VNTB) – “Có lẽ tạo hoá trêu người dân Việt, họ đấu tranh để được tự do, hạnh phúc hơn, để giờ họ phải đi tìm lại.”

 

Những ngày này, lá cờ đỏ đang treo tại nhiều tỉnh thành miền Nam, nơi từng là vùng lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975.

Ngày 30 tháng Tư đối với nhiều người Việt là ngày giải phóng miền Nam nhưng không ít coi đó là ngày Sài Gòn thất thủ để lại nhiều di hoạ về sau.

Ngày càng nhiều người ở quốc gia có độ tuổi dưới 40 chiếm trên 50% hoài niệm về chế độ Việt Nam Cộng Hoà qua tranh ảnh, sách báo, phim tư liệu. Nhóm group, fanpage trên nền tảng Facebook với chủ đề miền nam, Sài Gòn xưa, thu hút lượng tương tác lớn. Hầu hết mang tâm lý tiếc nuối, thương xót về một miền Nam với nhiều chính sách tiến bộ.

Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong một nội dung trên BBC Tiếng Việt, ông đánh giá cao các thành tựu tri thức của miền Nam thời trước 1975 mà ông gọi đó là ‘những tinh hoa trong thực hành của văn hóa giáo dục miền Nam’ trong các lĩnh vực. Nhiều ngành khoa học pháp luật, xã hội đi trước cả miền Bắc. [https://bbc.in/357zGLs].

Giáo dục khai phóng, thể chế trọng tự do vẫn là điểm thu hút sự ngưỡng mộ của không ít người khi nhìn về quá khứ. Đáng chú ý, những lãnh đạo Việt Nam Cộng Hoà như Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ đang lùi dần, nhường chỗ cho anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và các tấm gương lãnh đạo Việt Nam Cộng Hoà thực học khác trong các lĩnh vực dân sự, quân sự được tôn xưng, thương tiếc trên mạng Facebook.

Người già thường hồi tưởng nhưng ngày càng xuất hiện những người trẻ, những người chưa trải qua chiến tranh và xung đột lại quan tâm ngày nhiều hơn về chế độ miền Nam.

Học sinh ở Việt Nam được học nhiều về cuộc chiến tranh mà sách giáo khoa ghi nhận là ‘chiến tranh chống Mỹ và bọn tay sai.’ Trong sách luôn đề cập đến số lượng lính địch bị bắt và giết, số vũ khí bị bên cách mạng tịch thu.

Văn Đoàn, một sinh viên đại học, nói với tôi: tất cả những cuốn sách lịch sử do chính quyền viết, vì vậy chế độ cộng hoà miền nam luôn là một kẻ xấu xa, đáng bị trừng trị.

Khi mạng xã hội phát triển, giới trẻ như Văn Đoàn bắt đầu tiếp xúc tư liệu nhiều hơn so với thời kỳ còn ngồi trong ghế nhà trường, và anh bắt đầu đánh giá lại di sản chế độ ‘nguỵ quân, nguỵ quyền’, một cách xỉ vả nặng nề mà nhà nước Việt Nam khi nói đến chế độ miền Nam trước năm 1975.

“Tôi đã có cơ hội nhìn về hai phía, và kẻ chiến thắng có thể nói bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng sự thật thời gian đã khiến giá trị khai phóng – nhân bản thời Việt Nam Cộng hoà được nhìn nhận lại ngày một nhiều.”

Anh nói rằng đó cũng là một cách để anh và nhiều người ‘tỉnh ngộ trước khi quá muộn.’

“Điều tuyệt vời nhất là miền Nam đã hưởng được sự tự do trong hoạt động chính trị, điều trở nên nguy hiểm hiện nay” – anh nói.

Anh tự chế giễu: “Có lẽ tạo hoá trêu người dân Việt, họ đấu tranh để được tự do, hạnh phúc hơn, để giờ họ phải đi tìm lại.”

30 tháng Tư trở thành ngày hoài niệm.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)