Việt Nam Thời Báo

VNTB – Giáp tết nghĩ lại ĐH XII qua ôn cố tri tân

Giang Nam (VNTB) Học sĩ Phương Hiếu Nhụ hỏi vặn lại “Bệ hạ nói rằng học theo Chu Công phò tá Thành vương (tức Doãn Văn), vậy Doãn Văn bây giờ đâu?”. Chu Lệ đáp “Nó đã tự thiêu chết rồi nên ta không thể không lên ngôi” (có ngoại sử chép Doãn Văn sợ chú ruột thủ tiêu nên bỏ trốn biệt tích). 

“Phương học sĩ hỏi tiếp “Sao bệ hạ không phò con của Doãn Văn lên ngôi ?”. 

Tiếm vương Chu Lệ đáp “Nó còn quá trẻ, đất nước cần có bậc quân vương lớn tuổi chủ trì”.

Phương lại hỏi nữa “Sao bệ hạ không lập em của Doãn Văn lên ngôi?”.

Tới đây, bạo chúa Chu Lệ phát cáu bảo “Đây là việc riêng của nhà họ Chu, ngươi bất tất phải lo liệu”. (trích lục sử cũ Trung Hoa).

Tình cờ đọc lại chuyện vua Minh Thành tổ đời thứ 3 nhà Minh giành giật ngôi báu với cháu, ngẫm việc đời trước mắt thấy lịch sử lặp lại. Thì ra cái thể chế phong kiến phương Đông có sức sống tàn dai dẳng chưa biết bao giờ mới tự hủy tự diệt.
Chu Nguyên Chương (1328-1398) một kẻ anh hùng hảo hán áo vải nổi dậy chống triều đại nhà Nguyên, tận dụng cơ hội trời cho mà được thành công. Chu lên ngôi đặt hiệu là Minh Thái Tổ. Tâm trí họ Chu thường băn khoăn bất an vì chiếm được ngôi vua bằng bạo lực và may mắn gặp thời cơ, nên vẫn bị giới trí thức ngầm chê là bất chính danh. Y tìm mọi cách ngăn chặn, khủng bố bất kỳ văn nhân nào tỏ ý bất bình bất phục. Y giăng lưới văn tự ngục tàn bạo, không bỏ qua một câu thơ đa nghĩa ẩn ý, ra tay khủng bố điên cuồng. Chuyện của y dân gian kể mãi không hết.

Lần này xin kể về kẻ kế nghiệp của Chu Nguyên Chương còn tàn bạo hơn cha. Chu có 23 con trai nhưng không hiểu sao trước khi qua đời y lại truyền ngôi cho người cháu ruột đích tôn là Chu Doãn Văn. Tất cả 23 con trai của Chu chỉ được phong tước vương, chia nhau cai trị các vùng lãnh thổ. Chu Lệ (làm vua 1402 đến 1424) là con trai thứ 4 mang tước Yên Vương bất phục mệnh cha. Chu Lệ kéo quân về kinh đô Nam Kinh đoạt ngôi của cháu (gọi bằng chú) lên ngôi đặt hiệu là Minh Thành Tổ (cũng gọi hay Minh Thái Tông). Chu Lệ ra tay tiêu diệt nhiều quan chức trung thành với Chu Doãn Văn. Chính tên vua tự xưng này đặt ra hình phạt lăng trì, tội nhân bị xẻo thịt đủ 3600 miếng, có người bị xẻo hết da thịt vẫn chưa chết. Tình hình chính trị rất căng thẳng, lưới văn tự ngục bủa vây trùng trùng ngày càng nghiêm ngặt.


Bấy giờ có một nho sĩ quê xứ Chiết Giang (hoặc Triết Giang) là Phương Hiếu Nhụ (1357-1402) một danh sĩ được thiên hạ trọng vọng. Khi đại quân của Chu Lệ kéo đến ổn định tỉnh này, có mưu sĩ lo lắng bàn với Chu Lệ: “Nếu Phương Hiếu Nhụ không chịu hàng cũng xin đừng giết, nếu không, e là dòng giống kẻ đọc sách trong thiên hạ sẽ tuyệt diệt”. Nghe vậy Chu Lệ chủ động mời Phương tới gặp và đề nghị viết giúp “Chiếu lên ngôi”. Chu Lệ giải thích với Phương tiên sinh rằng “Ta làm thế này chỉ là học tập Chu Công Đán phò tá Doãn Văn ta đó”. Chúng ta hãy xem sự tích Chu Công Đán là người như thế nào mà Chu Lệ nêu gương.


Vua khởi nghiệp nhà Chu cổ đại là Chu Vũ vương, mở ra nhà Chu từ năm-1046 trước CN. Nhà Chu kéo dài ước 800 năm, lâu nhất trong lịch sử TQ. Chế độ phong kiến phân quyền nhà Chu kéo dài tới năm -221 tr. CN đến khi nhà Tần lên ngôi thống nhất đất nước mới chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền trung ương. Các vua chúa nhà Chu cổ đại (trước công nguyên) được coi là các vị minh quân mẫu mực nhất của lịch sử nước này. Khi Vũ vương sắp qua đời, truyền ngôi cho con trai nhỏ, ủy thác cho em trai là Chu Công Đán phò tá cháu. Đán là người tài giỏi nhất thiên hạ bấy giờ, dư sức thay anh làm vua. Thiên hạ chia làm hai luồng nguyện vọng trái chiều, một là muốn Đán lên ngôi vua vì ông thực ra rất xứng đáng, hai là muốn con trai của Vũ vương lên ngôi theo truyền thống. Chu Công Đán không ham danh lợi, kiên quyết chỉ làm cố vấn phò tá cháu giữ ngôi vua, và đóng góp công sức hàng đầu xây dựng một nhà Chu bền vững. Trong đời sống văn hóa dân tộc, Chu Công Đán mãi mãi được người đời gọi là Chu Công, tỏ lòng kính trọng và sùng bái hơn mọi bậc vua chúa khác.
Trở lại chuyện Chu Lệ (vua tự xưng Chu Thành tổ) muốn được viết trong “Chiếu lên ngôi” rằng hắn ta cũng theo gương Chu Công Đán, phò tá cháu y là Chu Doãn Văn. Học sĩ Phương Hiếu Nhụ hỏi vặn lại “Bệ hạ nói rằng học theo Chu Công phò tá Thành vương (tức Doãn Văn), vậy Doãn Văn bây giờ đâu?”. Chu Lệ đáp “Nó đã tự thiêu chết rồi nên ta không thể không lên ngôi” (có ngoại sử chép Doãn Văn sợ chú ruột thủ tiêu nên bỏ trốn biệt tích). 
Phương học sĩ hỏi tiếp “Sao bệ hạ không phò con của Doãn Văn lên ngôi ?”. 
Chu Lệ đáp: “Nó còn quá trẻ, đất nước cần có bậc quân vương lớn tuổi chủ trì”.
Phương lại hỏi nữa: “Sao bệ hạ không lập em của Doãn Văn lên ngôi ?”.
Tới đây bạo chúa Chu Lệ phát cáu nói “Đây là việc riêng của nhà họ Chu, ngươi bất tất phải lo liệu”.
Rồi lệnh tả hữu đưa bút mực bắt Phương viết. Phương quẳng bút mực xuống đất, nói “Chết thì chết, không thể viết”. Chu Lệ quát “Ngươi không sợ tru di chín họ sao?”. Phương đáp “tru di 10 họ cũng không viết”. Chu Lệ Minh Thành tổ nổi giận ra lệnh tru di 9 họ nội ngoại họ Phương và giết thêm một họ của người gia nhân cho “đủ số 10”.
Lúc sắp bị hành hình, Phương Hiếu Nhụ đọc bài Từ tuyệt mệnh:
Trời giáng loạn ly chừ, ai biết nguyên do
Gia thần hể hả chừ, phò nước bằng mưu mô.
Trung thần phẫn nộ chừ, huyết lệ chan hòa,
Chịu vậy, chết vì vua chừ, cầu mong gì nữa.
Ô hô thương thay chừ, mong đừng trách ta.
(chú thích: có tham khảo bản dịch của Nguyễn Khắc Phi)

Tin bài liên quan:

VNTB- Vụ máy bay tai nạn kép: Hà Nội – thưởng và phạt, lợi hay hại?

Phan Thanh Hung

VNTB- Vụ báo Petrotimes xúc phạm nghệ sĩ và văn hóa chèo: Hỗn loạn thời “nó làm báo”

Phan Thanh Hung

VNTB – Trao đổi về bài “Hán Nôm trong trường tiểu học?”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.