VNTB – Trung Quốc giật lùi chính trị dưới thời Hồ Cẩm Đào

VNTB – Trung Quốc giật lùi chính trị dưới thời Hồ Cẩm Đào

Khánh An dịch

(VNTB) – Sự hung hăng và phản ứng ý thức hệ của Bắc Kinh đã có từ  trước thời Tập Cận Bình.

[ads_custom_box title=”” color_border=”#0532e8″]

Lời người dịch: Đảo ngược cải cách chính trị của Hồ Cẩm Đào trước bối cảnh cách mạng dân chủ và nổi dậy bên ngoài có vẻ giống như tâm lý của TBT Nguyễn Văn Linh thời kỳ đổi mới khi chứng kiến cảnh Liên Xô và khối Đông Âu chuyển màu.

Bài viết cũng cung cấp một sự dự đoán đối ngoại sắp tới của Tập Cận Bình là khó đoán định, nhưng các chiến lược liên quan đến Biển Đông sẽ được đẩy mạnh như một di sản kế tiếp thời Hồ Cẩm Đào, người đã rơi nước mắt và nắm chặt tay Tập Cận Bình, động viên ông Tập “dũng cảm tiến lên”.

[/ads_custom_box]

Phản ứng bất cẩn đáng kinh của Trung Quốc đối với đại dịch corona đã thúc đẩy nhu câu xem xét lại chính sách mơ hồ của Hoa Kỳ với Trung Quốc và xác định điều gì đã xảy ra. Phản ứng thông thường là Tập Cận Bình đã thay đổi mọi thứ khi ông ta trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2013.

Nhưng điều này ngụ ý rằng chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã có hiệu quả trước đó. Rất tiếc nhận định này không phải, hành vi gây hấn của Bắc Kinh diễn ra cả vào những năm 1990, thời của Hồ Cẩm Đảo – tiền nhiệm ông Tập Cận Bình, người đã chủ trì những thay đổi trong hệ thống nội bộ và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Như vậy, để hiểu những thay đổi trong chiến lược lớn của Trung Quốc, cần phải nghiên cứu kỹ về chính trị nội bộ của Trung Quốc hiện tại và trong tương lai.

Khi Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng bí thư vào năm 2002, Đặng Tiểu Bình và người kế nhiệm Giang Trạch Dân, đã triệt để thực hiện cải cách và mở cửa kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 với sự hỗ trợ lớn từ Hoa Kỳ. Thế nhưng cải cách kinh tế chỉ mang lại những cải cách chính trị và pháp lý khiêm tốn, như cho phép luật sư giải quyết sự khiếu nại của người dân trước chính quyền địa phương và thậm chí là trung ương, và thiết lập một hệ thống chính trị ưu tú dựa trên sự đồng thuận.

Trước khi dân chủ hóa vào những năm 1980, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân đã thiết lập một chế độ độc đoán tương tự như Hàn Quốc và Đài Loan. Trong thời kỳ cải cách này, có vẻ hợp lý khi hy vọng hệ thống chính trị và lợi ích quốc gia của Trung Quốc có thể hội tụ lợi ích của Hoa Kỳ.

Nhưng sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Trung Quốc và sự lạc quan của Bắc Kinh về tương lai đã làm lu mờ những thay đổi chính trị lớn. Đến năm 2002, nhóm tân  marxsit bảo thủ trong ĐCSTQ vốn bị Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân gạt qua một bên đã trả thù. Hồ Cẩm Đào đã đấu tranh với các hành vi chính trị của Giang Trạch Dân nhằm duy trì  quyền lực và ảnh hưởng.

Do suy yếu từ cuộc đấu tranh phe phái này, Hồ Cẩm Đào đã  khuất phục trước áp lực nặng của phe phản đối “cải cách và mở cửa”; Hồ Cẩm Đào đã rút lại những cải cách kinh tế và pháp lý quan trọng. Hồ Cẩm Đảo đã chuyển từ hỗ trợ kinh tế  doanh nhân sang thiết lập chính sách mũi nhọn quốc gia.

Hàng trăm ngành công nghiệp được coi là “chiến lược” đã được sáp nhập và nhận được trợ cấp quy mô lớn từ nhà nước. Bắc Kinh một lần nữa bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang lụn bại, trong khi doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận được nguồn vốn ngân sách.

Hồ Cẩm Đào cũng xoa dịu những người marxsit mới về mặt chính trị. Họ ủng hộ việc loại bỏ khỏi xã hội Trung Quốc cái gọi là ô nhiễm tinh thần – ảnh hưởng tư tưởng, chính trị và văn hóa phương Tây.

Khi các cuộc tấn công chính trị nội bộ vào cải cách và mở cửa tiếp tục trong suốt giai đoạn ban đầu, Hồ Cẩm Đào đã cảnh giác với các cuộc cách mạng màu ủng hộ dân chủ ở châu Âu và Trung Á cũng như cuộc nổi dậy ở Trung Đông – Mùa xuân Ả Rập. Phản ứng của Hồ Cẩm Đào, là cho phép trùm an ninh Chu Vĩnh Khang (đối thủ chính trị của Tập Cận Bình sau này và đã bị thanh trừng)  xây dựng một đế chế sợ hãi.

Trùm an ninh Chu Vĩnh Khang trở thành một trong những người quyền lực nhất ở Trung Quốc. Chu thẳng tay trừng trị tàn nhẫn đối với người bất đồng chính kiến, mở rộng squyền lực và nguồn lực của bộ máy an ninh Trung Quốc, và cải tổ các thể chế an ninh. Ảnh hưởng của Chu có thể được cảm nhận tại các tòa án và cơ quan tình báo Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu trở thành một nhà nước công an trị dưới thời lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào chư không phải dưới thời  Tập Cận Bình.

Hồ Cẩm Đào cũng đặt nền móng cho ngoại giao quốc tế hung hăng của Tập Cận Bình và đẩy nhanh kế hoạch hiện đại hóa quân sự. Hồ là người tiên phong cho sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình, yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc “càn quét” hàng hóa và mua – đầu tư vào các công ty nước ngoài.

Hồ Cẩm Đào tuyên bố “sứ mệnh lịch sử mới” của quân đội Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh ở nước ngoài ngày càng tăng của Trung Quốc. Hồ Cẩm Đào bắt đầu tích cực thúc đẩy các yêu sách hàng hải của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy quân đội thực thi nhiệm vụ tại lực lượng quốc tế ở Trung Đông và châu Phi để cải thiện sức mạnh quân sự, tăng cường khả  năng phô diễn và thiết lập nền tảng mạng lưới trung tâm hậu cần của Trung Quốc.

Những nỗ lực của Trung Quốc xây dựng cảng và các cơ sở hải quân trên khắp Ấn Độ Dương để bảo vệ nguồn cung năng lượng dựa trên chiến lược “chuỗi ngọc trai”, bắt đầu dười thời Hồ Cẩm Đào.

Để giải thích các mục tiêu quốc gia của mình, Hồ Cẩm Đào đã sử dụng thuật ngữ “trẻ hóa Trung Quốc” từ lâu trước khi Tập Cận Bình áp dụng thuật ngữ “trẻ hóa quốc gia”. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào, quốc hội bù nhìn Trung Quốc đã thông qua luật chống ly khai, mở rộng lý do cho phép Trung Quốc gây chiến với Đài Loan. Trung Quốc đã thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh để chứng minh rằng quốc gia này có thể thách thức không gian Hoa Kỳ.

Có thể hiểu, hầu hết các nhà phân tích Hoa Kỳ bỏ lỡ bước ngoặt khó khăn này trong các chính sách kinh tế và đối nội của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn đang tham gia vào một cuộc tấn công quyến rũ trên khắp Đông Nam Á, và gây sốc cho các nước với “mô hình Bắc Kinh” – hình thái chủ nghĩa tư bản độc tài.

Những thay đổi được Bắc Kinh thực hiện trong những năm 1980 – 1990 đã duy trì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ và nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang bùng nổ. Do đó, rất dễ bỏ lỡ sự đảo ngược cải cách kinh tế của Hồ Cẩm Đào.

Một số hành vi hung hăng của Trung Quốc đã khó bỏ qua. Mặc dù Trung Quốc cũng chịu tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Bắc Kinh vẫn tin rằng Hoa Kỳ đang chịu đựng nhiều hơn và do đó áp dụng thái độ đối đầu với Washington. Phái đoàn Trung Quốc đã có bài phát biểu sỉ nhục Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2009, tại Hội nghị Thay đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Copenhagen.

Cuối năm đó, Bắc Kinh lại sỉ nhục tổng thống Obama trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông vào năm đó. Tổng thống Obama có bài nói chuyện về chính sách kinh tế Hoa Kỳ, không đối thoại với công dân Trung Quốc dù họ không phải là bất đồng chính kiến, và bỏ qua về các vấn đề nhân quyền. Trung Quốc được nước lấn tới khi quyết tâm bảo vệ “lợi ích cốt lõi”, Hồ Cẩm Đảo khẳng định rằng Trung Quốc cần thêm ảnh hưởng và quyền lực trong chính trị quốc tế.

Hồ Cẩm Đào cũng chuyển hướng Trung Quốc vào Biển Đông, nơi được coi là điểm yếu của Hoa Kỳ. Nhà lãnh đạo này đã chỉ đạo quân đội và các nhà ngoại giao Trung Quốc gây áp lực toàn diện ở Đông Nam Á. Các công ty dầu khí nước ngoài tiến hành thăm dò tại các vùng Biển Đông bị các tàu thực thi pháp luật dân sự và dân sự Trung Quốc phản đối và quấy rối, ngay cả trong vùng biển quốc tế.

Bắc Kinh cũng tăng cường kiểm soát hành chính đối với các vùng biển và hải đảo đang tranh chấp, và các doạn nghiệp dầu khí quốc tế đã được Bắc Kinh yêu cầu ngừng thăm dò chung với các bên yêu sách hàng hải khác ở Biển Đông như Malaysia, Philippines và Việt Nam. Các quốc gia này đang đối mặt với áp lực ngoại giao liên tục của Trung Quốc để ngừng đánh bắt và khai thác dầu. Về bản chất, Trung Quốc bắt đầu coi Biển Đông là vùng biển của mình, và coi các hoạt động của các quốc gia khác là vi phạm luật pháp Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào, Hải quân Trung Quốc đã cử một lực lượng chuyên biệt thực hiện các cuộc tập trận trên Biển Đông và bắt đầu vượt qua quần đảo Nhật Bản và eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines để chứng minh sự hiện diện của Băc Kinh ở Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc cũng đã triển khai tàu gần một số rạn san hô gây tranh cãi. Sự gây hấn của Bắc Kinh (và sự phản đối của Hoa Kỳ) đã thống trị cuộc họp tháng 7 năm 2010 của Hiệp hội Diễn đàn khu vực các quốc gia Đông Nam Á.

Bãi cạn Scarborough gần quần đảo Nansha ở Philippines hiện là một ví dụ về sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Biển Đông. Philippines bắt đầu bắt các tàu Trung Quốc khai thác trái phép tại vùng biển xung quanh bãi cạn và cố gắng trục xuất nhóm tàu này, điều này gây ra căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh.

Trung Quốc đã phản ứng với Philippines bằng cách tẩy chay xuất khẩu, quấy rối tàu, gây áp lực quân sự và áp đặt lệnh cấm đánh cá đơn phương. Vào cuối nhiệm kỳ Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã kiểm soát hiệu quả bãi cạn Scarborough, bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Biển Đông, bắt đầu quân sự hóa các đảo và củng cố cái gọi là Khu hành chính Tam Sa để quản lý lãnh thổ ở Biển Đông. Hồ Cẩm Đào nhận ra điều này sẽ gây ra nhiều phản ứng, vì vậy ông đã nhắc nhở hải quân Trung Quốc “chuẩn bị cho chiến tranh”.

Tập Cận Bình đi xa hơn Hồ Cẩm Đào. Tập có quyền lực tập trung và phát triển một tôn giáo lãnh tụ có thể so sánh với Mao Trạch Đông. Bằng cách dỡ bỏ hai giới hạn nhiệm kỳ được thiết lập, không bổ nhiệm bất kỳ người kế nhiệm nào và không đề ra điểm giới hạn cai trị nào.

Hệ quả có thể nhận thấy qua phản ứng của ĐCSTQ đối với virus corona, nỗi sợ hãi mà Tập Cận Bình gieo rắc trong bộ máy chính trị khiến các quan chức quốc gia không ai dám hành động nếu chưa được phép. Khép kín chính trị nội bộ, nhưng Tập Cận Bình cởi mở hơn trong việc thiết lập trật tự thế giới của Trung Quốc và thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, chính sách của Tập Cận Bình không phải là một bước đột phá cơ bản so với Hồ Cẩm Đào. Đó là chính sách chung. Trước đại dịch hiện nay, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã có nhiều cơ hội để đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc. Bởi, từ năm 2002 đến nay, khi Trung Quốc trở nên hung hăng và đàn áp hơn, Washington đã không yêu cầu đánh giá lại quan hệ với Bắc Kinh, thay vào đó, lại yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc tham gia cung cấp các cam kết phúc lợi công cộng toàn cầu như an ninh hàng hải quốc tế.

Hoa Kỳ phải chú ý đến những thay đổi bên trong của ĐCSTQ. Một chế độ ôn hòa hơn sẽ giảm bớt chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Áp lực nội bộ càng lớn sẽ khiến chính quyền càng hung hăng. Điều tiếp theo các nhà hoạch định chính sách và phân tích nên chú ý là phản ứng bên trong đối với những sai lầm lớn của Tập Cận Bình, bao gồm cả sai lầm lớn nhất: không đáp ứng đủ nhanh với sự bùng phát của coronavirus.

Giới tinh hoa Trung Quốc đã thất vọng vì sự bành trướng nội bộ và bên ngoài của Tập Cận Bình. Họ tin rằng sự bành trướng nội bộ và bên ngoài của Tập Cận Bình khiến Hoa Kỳ áp đặt thuế quan, hỗ trợ Đài Loan và tăng cường phản công ở Biển Đông. Đáng lo ngại, chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình có thể trở nên cực đoan hơn khi ông tìm kiếm một chiến thắng ở bên ngoài, ngay cả khi những khác biệt chính trị nội bộ nghiêm trọng có thể dẫn đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc theo một hướng không xác định.

 

*Dan Blumenthal là Giám đốc Phòng Nghiên cứu Châu Á tại AEI và là tác giả của cuốn sách sắp ấn hành: “Giấc mơ Trung Hoa”: tham vọng của đất nước suy tàn”.

Nguồn: https://foreignpolicy.com/2020/06/04/china-xi-jingping-hu-jintao-aggression-ideology/

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)