VNTB – Hà Nội đã thành công “Zero Covid”, cần báo cáo điển hình để thế giới cùng học hỏi

VNTB – Hà Nội đã thành công “Zero Covid”, cần báo cáo điển hình để thế giới cùng học hỏi

Đông Đô

 

(VNTB) – “Chính phủ đã thay đổi chiến lược sang “sống chung thích ứng an toàn” có kiểm soát dịch bệnh. Hà Nội sẽ thích ứng được chiến lược này vì đã phủ được 1 liều vắc xin cho đa số”.

 

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đã trả lời báo chí như vậy, và với câu “Hà Nội sẽ thích ứng được chiến lược này”, hàm ý là lâu nay Hà Nội vẫn thành công với chính sách “Zero Covid”.

Bà Trần Thị Nhị Hà, sinh ngày 25/11/1973, Thành ủy viên, phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, giữ chức vụ Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kể từ ngày 26/2/2021.

“Tôi đã gắn bó với hệ thống y tế của Hà Nội mấy chục năm nay từ lúc ra trường nên tôi hiểu hệ thống y tế cơ sở của thủ đô rất mạnh về dự phòng, về cộng đồng qua các chương trình tiêm chủng, phòng chống các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, kể từ đầu làn sóng dịch thứ tư, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo cả hệ thống chính quyền rất sát sao, tập trung rất mạnh vào khâu điều trị nữa” – bà Trần Thị Nhị Hà giải thích về một trong số lý do giúp Hà Nội theo đuổi thành công “Zero Covid”, trong khi nhiều tỉnh, thành khác ở Việt Nam đã ‘không thành công’.

Bà Trần Thị Nhị Hà kể (trích):

Nếu chúng tôi buông chỉ 1 ca thì coi như ca đó có thể phát triển thành ổ dịch lớn. Vì thế, chúng tôi phải truy được toàn bộ các ca đó, không để mất vết bất kỳ trường hợp nào. Nếu không, một bệnh nhân có thể làm lây lan cho bao nhiêu người khác vì chu kỳ lây bệnh giờ chỉ còn 3 ngày”.

Vì sao Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác cứ tập trung mãi vào truy vết, khoanh vùng, cách ly,… như vậy?

Đó là câu hỏi nhiều người rất băn khoăn. Vì sao chúng tôi cứ tập trung vào khâu dự phòng như thế nhưng chúng tôi có lý do cả đấy. Từ kinh nghiệm thực tế, chúng tôi tổng kết công thức là có 1 F0 thì có 35 F1 và 65 F2. Tất cả đều được truy vết bằng hết. Nếu chỉ để lỡ một vài trường hợp thì nguy cơ bùng dịch ở thủ đô là lớn. Rất may là người dân rất hợp tác với chúng tôi.

Trong bối cảnh hệ thống điều trị ở TP.HCM đã quá tải, tôi thực sự lo lắng cho hệ thống điều trị ở Hà Nội vì số giường bệnh chỉ là 27,5/ 10.000 dân. Trong trường hợp dịch bùng phát, nếu 1 vạn dân ốm phải có 1 vạn giường bệnh, nghĩa là hệ thống điều trị của Hà Nội không thể kham nổi. Nếu không làm tốt ở khâu dự phòng, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu Hà Nội ghi nhận 5.000, thậm chí 10.000 ca thì không có hệ thống y tế nào đáp ứng được, điều trị được cho tất cả bởi vì dịch quá lớn, quá dồn dập.

Vì thế, chúng tôi không có cách nào khác ngoài áp dụng những biện pháp điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch thật tốt, bên cạnh các biện pháp phòng dịch khác. Chúng tôi phải đẩy thật mạnh anh em cán bộ ở tuyến y tế cơ sở và đặt hệ thống điều tra truy vết lên trước như một bức tường ngăn cản dịch bệnh phát triển để cầm cự cho đến khi có đủ vắc xin.

Khi chúng tôi phát hiện sớm các ca F0, F1 thì khả năng lây lan ít hơn. Công tác truy vết phải làm thần tốc suốt ngày đêm, truy vết đến đâu xét nghiệm đến đó. Rất may là người dân rất có ý thức phòng dịch bệnh và hợp tác tốt với nhân viên y tế, rất ít trường hợp chống đối xảy ra. Tôi xin cảm ơn họ vì điều đó” – dừng trích.

Như vậy, tổng hợp các ý mà bà giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã trao đổi với báo chí, thì nếu có thể chích đủ liều vắc xin, người ta vẫn không khó khăn gì khi tiếp tục chính sách “Zero Covid”.

Xét về mặt dịch tễ, rất cần quan tâm đến câu chuyện chống dịch quyết liệt đến mức “Zero Covid” đã thành công của Hà Nội.

Tuy nhiên có ý kiến phản biện như sau: “Cái lưỡi không xương trăm đường lắt léo. Thành phố Hồ Chí Minh lanh tanh bành ra rồi. Cứ 1 ca là đưa cả mấy trăm đến cả ngàn người đi cách ly tập trung, rồi chính đám F1 đấy lại thành F0 trong trại cách ly, dân đạp nhau trốn khỏi trại cách ly, không trại nào chứa được nữa, mới bắt đầu ‘nghiên cứu’ với ‘xem xét’ cho cách ly tại nhà, mà vẫn còn dám bảo Hà Nội…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)