VNTB – Hạ tầng Phú Quốc: câu chuyện thần kỳ về biệt đãi cơ chế

VNTB – Phú Quốc (Kiên Giang) đang chuyển đổi mình theo đúng nghĩa, bởi đầu tư trong cơ sở hạ tầng. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 178 phê duyệt đề án phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhưng đến năm 2013, với Quyết định 80 từ phía chính phủ, về việc ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù để phát triển đảo Phú Quốc, đã thực sự tạo bàn đạp thúc đẩy cho sự đi lên của huyện đảo này.
Cũng vào năm 2013, Tỉnh Kiên Giang kiến nghị, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng các cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc thành đặc khu hành chính-kinh tế trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Theo đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020.
Kết quả, vào tháng 9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại II. Đây được đánh giá là bước quan trọng tiến tới thành lập đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương.
Đến đầu năm 2015, Phú Quốc được Thủ tướng chấp thuận cho phép đầu tư dự án khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp có casino, biến nơi này trở thành huyện đảo đầu tiên của Việt Nam có khu nghỉ dưỡng phức hợp bao gồm casino với diện tích 135 hécta.
.
Với sự biệt đãi số 1 về mặt cơ chế, Phú Quốc phát triển trong cơn sốt, báo Tuổi Trẻ từng phản ánh về việc, theo kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quỹ đất dành cho các khu du lịch tại huyện đảo Phú Quốc là 1.800ha, đến năm 2030 là 3.861ha nhưng hiện tại việc chấp thuận chủ trương, cấp phép đầu tư các dự án du lịch tại đảo lên đến… 6.971ha, vượt xa kế hoạch cho phép.

Theo cam kết, nhà đầu tư có dự án tại Phú Quốc sẽ được hưởng ưu đãi và hỗ trợ cao nhất, tương tự như các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Đến nay, Phú Quốc đã có 202 dự án được chấp thuận đầu tư, với tổng diện tích 7.976 héc-ta. Trong đó, có 143 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng mức đầu tư 144.190 tỷ đồng.

Sự phát triển nóng của Phú Quốc ngoài yếu tố nguy hại về mặt hết quỹ đất, thì còn nảy sinh thêm tình trạng bê-tông hóa bởi việc bờ biển được phân lô, khoanh vùng, và các khu du lịch, resort đã, đang và sẽ mọc lên như nấm. Những bãi biển hoang sơ, tuyệt đẹp vốn là đặc trưng thiên nhiên của Phú Quốc biến mất trong bối cảnh, theo quy hoạch và xây dựng thì đến năm 2030 – Phú Quốc sẽ đón khoảng 12 triệu lượt khách thăm quan nghỉ dưỡng.

Cũng cần nói thêm, ông Nguyễn Thanh Nghị, người con trai của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang.


Bài liên quan: Một số đường giao thông chính trên đảo hiện đang triển khai có tổng vốn đầu tư khoảng 5.776 tỷ đồng. Tính đến nay, đã giải ngân khoảng 3.628 tỷ đồng.
Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá khoảng chừng 115km trực thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trên vành đai kinh tế biển Việt Nam-Camphuchia-Thái Lan. Vì thế, đây là vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp của khu vực Đông Nam Á.

Năm 2004, Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến 2010 và tầm nhìn 2020, mục tiêu là trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao.

Với nhiều cơ chế ưu đãi nhất, Phú Quốc đã thu hút được đông đảo nhà đầu tư đến với hoàn đảo này. Tuy nhiên, chỉ trong những năm gần đây Phú Quốc mới thực sự có sự chuyển biến rõ rệt về cơ sở hạ tầng trước khi có quyết định công nhận Phú Quốc là đô thị loại 2 vào tháng 11/2014 vừa qua. Sau khi được công nhận là đô thị loại 2, nay Phú Quốc lại chứng kiến một làn sóng đầu tư mới vào đây nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch vào 2020.

Theo số liệu mới nhất từ Ban quản lý phát triển đảo Phú Quốc, lũy kế đến nay đã có 143 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư 144.190 tỷ đồng (tương đương 6,3 tỷ USD).

Năm 2014, Phú Quốc có mức huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 7.000 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc theo kế hoạch được giao năm 2015 là trên 1.678 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương đầu tư hơn 1.004 tỷ còn lại là nguồn vốn địa phương.

Dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghìn tỷ đã và đang xây dựng tại Phú Quốc:

Sân bay quốc tế Phú Quốc: 3.000 tỷ đồng

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) khánh thành vào ngày 15/12/2012, với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng, do Tổng công ty hàng không Việt Nam -ACV đầu tư. Sân bay Phú Quốc có thể tiếp nhận máy bay Boeing 747. Nhà ga hành khách có diện tích 24.325 m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm…

Đường giao thông: 5.776 tỷ đồng

Một số đường giao thông chính trên đảo hiện đang triển khai có tổng vốn đầu tư khoảng 5776 tỷ đồng. Tính đến nay, đã giải ngân khoảng 3.628 tỷ đồng.

Tuyến đường quanh đảo


Đường trục chính Bắc –Nam đảo Phú Quốc có chiều dài 51,5km tổng mức đầu tư 2.468,6 tỷ đồng. Đến nay đã thực hiện đầu tư 2.256,5 tỷ đồng, đạt 91%.

Dự án đường vòng quanh đảo Phú Quốc gồm 8 tuyến đường và 1 cây cầu: dài 99,5km với tổng mức đầu tư 3.011,8 tỷ đồng. Hiện đang triển khai xây dựng 5 tuyến đường và 1 cầu tổng chiều dài hơn 47,8km tổng mức đầu tư 2.201,7 tỷ đồng. Giá trị thực hiện đến nay 1.222,6 tỷ hoàn thành 40,5%.

Cơ sở hạ tầng Phú Quốc đang thay đổi từng ngày


Các tuyến đường nhánh do UBND huyện Phú Quốc là chủ đầu tư

Đường cửa Lấp nối Bắc-Nam tổng mức đầu tư 37,4 tỷ, giá trị khối lượng 28,4 tỷ đạt 76%

Cải tạo đường Khu Tượng-Giành Gió 78,8 tỷ, thực hiện 41 tỷ đạt 52%

Đường Suối Cái Giành Dầu ấp 2 Cửa Cạn: hơn 180 tỷ, thực hiện 80 tỷ 44,3%

Tuyến điện lưới quốc gia Hà Tiên-Phú Quốc: 2.336 tỷ đồng

Dự án cáp ngầm 110kv Hà Tiên –Phú Quốc dài 55,8km có tổng mức đầu tư 2.336 tỷ đồng, đã hoàn thành vào năm 2014.

Tuyến cáp điện nghìn tỷ đã hoàn thành 2014, Phú Quốc đã có điện lưới quốc gia phát triển kinh tế


Cảng du lịch quốc tế Phú Quốc: 1.664 tỷ đồng

Dự án được thực hiện theo đề xuất của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Phú Quốc (thành viên của Tập đoàn Vingroup) với Bộ GTVT và UBND tỉnh Kiên Giang. Tổng mức đầu tư dự kiến 1.275 tỷ đồng theo hình thức kết hợp giữa BT và BOT.

Vingroup đề xuất khai thác 85ha tại thị trấn Dương Đông để đầu tư khu đô thị mới và thực hiện Dự án tổ hợp du lịch cao cấp 560ha tại Bãi Vòng…Khoảng 30% tổng kinh phí đầu tư còn lại sẽ được nhà đầu tư hồi vốn qua việc khai thác cảng biển (hình thức BOT).

Phối cảnh dự án cảng biển du lịch Phú Quốc


Một số cảng biển khác Phú Quốc đang xây dựng:

Dự án nâng cấp cảng cá An Thới: Vốn đầu tư hơn 62 tỷ, đến nay giá trị thực hiện hơn 26 tỷ

Dự án đê chắn sóng và nạo vét sông Dương Đông: 129,2 tỷ, thực hiện 111 tỷ

Bên cạnh những công trình hạ tầng nghìn tỷ, Phú Quốc đang được các “ông lớn” đổ tiền để phát triển các khu nghỉ dưỡng ven biển như Vinpearl Phú Quốc 17.156 tỷ; Sonasea Villas & Resorts Phú Quốc 4.500 tỷ; Khách sạn Crowne Plaza 1.500 tỷ, khách sạn và biệt thự cho thuê Nam Cường 3.200 tỷ, khu tổ hợp du lịch 100ha của Sungroup tại bãi Khem…Các nhà đầu tư đang kỳ vọng trong tương lai đảo ngọc Phú Quốc sẽ trở thành Bali (Indonesia) hay Phuket (Thái Lan).

Khu nghỉ dưỡng ven biển Vinpearl Phú Quốc
Theo Gia Bảo/ Trí Thức Trẻ

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)