Hải Dương vừa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc trong việc xây dựng Khu hành Chính tập trung với tổng vốn đầu tư 2.060 tỉ đồng theo hình thức hình thức BT và nhấn mạnh, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương.
Điều này vấp phải sự phản đối của dư luận, cho rằng nó phản cảm, lãng phí khi làm hao tốn ngân sách nhà nước trong thời điểm quốc gia đang cần giảm mạnh chi tiêu công, nhất trong lãnh vực xây dựng cơ bản. Bởi mẫu số chung của các tỉnh đòi xây công sở nghìn tỉ chính là, nó mọc lên trong bối cảnh rất nhiều trụ sở của các cơ quan nhà nước như thuế, kho bạc, Sở NN&PTNT, VH-TT&DL… được đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây mới, và… chưa sử dụng hết công năng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại bày tỏ sự ủng hộ đối với việc xây dựng công sở nghìn tỉ này ở các tỉnh thành.
Nhiều trụ sở của Hải Dương trở thành nơi đậu đỗ xe. Ảnh: infonet |
ĐBQH Nguyễn Hữu Đức trong lần trả lời báo Đất Việt đã khẳng định: “Vấn đề nguồn vốn từ đâu quan trọng hơn là hiệu quả. Nếu địa phương huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, công năng đúng quy hoạch như đã được cấp phép thì tội gì không làm. Như thế, vừa có trụ sở đàng hoàng, tạo cho người dân dịch vụ hành chính công tốt, GDP tăng lên, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đấy là điều hoàn hảo”.
Vấn đề mà ĐBQH Nguyễn Hữu Đức chỉ ra là không sai, tuy nhiên, hiện nay, công năng sử dụng có hiệu quả hay không là một vấn đề lớn. Bởi Hải Dương từng có một thư viện tỉnh khá hoành tráng với 5 tầng, được xây dựng hiện đại vào năm 2015, tọa lạc vị trí rất đẹp nhưng chỉ phục vụ một lượng bạn đọc rất nhỏ. Ngoài ra, trụ sở hệ thống cấp thành phố với trụ sở HĐND, UBND còn khá vững chắc lại trở thành nơi cho trẻ em chơi đùa, làm nơi đỗ xe. Các hệ thống công sở thuộc Cục thuế, Sở công thương, sở xây dựng còn rất to đẹp và hiện đại…
Thư viện Hải Dương hoành tráng nhưng công năng sử dụng lại thấp. |
Chưa kể vấn đề về minh bạch trong đầu tư, xây dựng, theo ĐBQH Lê Như Tiến cho biết: “Đây là những công trình công, mà lĩnh vực này như chúng ta biết, tổ chức minh bạch quốc tế đánh giá chúng ta còn rất yếu, chỉ được 31/100 điểm.”.
Bên cạnh đó, câu chuyện về công sở nghìn tỉ ở Hải Dương còn nảy sinh thêm một vấn đề mới, đó là việc, trong khi trụ sở nghìn tỉ chưa xây, thì Hải Dương đã chia 26 lô biệt thực để bán đấu giá, và nhà ông Giám đốc Sở Tài chính (ông Nguyễn Trọng Hưng) đã mọc lên như một trong các lô biệt thự đã được đưa vào sử dụng như báo Infonet phản ảnh. Liệu đây có phải là một cách kiếm chác hợp pháp của các quan chức tỉnh Hải Dương còn đương nhiệm lẫn về hưu?
Chỉ biết rằng, dư luận vẫn đặt câu hỏi về những công sở nghìn tỉ vẫn cứ mọc lên, bất chấp sự phản đối, liệu rằng nó thực sự “cải thiện môi trường, địa điểm làm việc để người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ công của Nhà nước” hay không? Hay đơn thuần mục đích chính của nó chỉ là công trình thi đua theo lối “con gà tức nhau tiếng gáy” như một thời mỗi tỉnh một sân bay, một cầu cảng; công trình để ghi dấu ấn nhiệm kỳ của các vị lãnh đạo địa phương?…
Trụ sở cục thuế Hải Dương to đẹp |
Trụ sở Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương vững chắc |
Trụ sở Sở Nội vụ Hải Dương kiên cố |
Trụ sở Sở xây dựng Hải Dương hoành tráng |
Bài liên quan: Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc để Hải Dương xây dựng Khu hành Chính tập trung theo hình thức hình thức BT. Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc áp dụng hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT), không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hải Dương tiếp thu ý kiến các Bộ, chịu trách nhiệm toàn diện làm rõ, quản lý chặt chẽ tài sản nhà nước sử dụng để hoàn vốn cho Hợp đồng BT, lựa chọn nhà đầu tư theo thẩm quyền và thực hiện theo quy định pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn UBND tỉnh Hải Dương thực hiện, bảo đảm chặt chẽ theo quy định pháp luật về đầu tư, về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các quy định liên quan.