VNTB – Hoàng Sa, 50 năm một nỗi buồn

VNTB – Hoàng Sa, 50 năm một nỗi buồn

Hiền Vương

 

(VNTB) – “Hoàng Sa là của ông bà mình nhưng Trung Quốc nó chiếm mất rồi”

Ngày này cách đây đúng nửa thế kỷ nổ ra chuỗi sự kiện dẫn đến kết cục mất Hoàng Sa. 50 năm rồi, ngoài chửi bới linh tinh ngẫm lại cũng chẳng làm được gì!…

Trích nhật ký phóng viên: “Rất đông lính Trung Quốc nhảy lên tàu mình, chúng cướp lái rồi đánh mình tới tấp bằng dùi cui”, Hải nhớ lại. Đến khi người thuyền trưởng của tàu QNg 90205 ngất xỉu, lũ người này vẫn hung hăng đập vỡ cửa kính, máy ICom, máy dò và thiết bị trên tàu.

Trong lúc lùng sục boong tàu thu cá, hút dầu, chúng phát hiện thủy thủ Lê Anh, lại dùng dùi cui vụt mạnh vào đầu, đá thốc vào bụng, hông… cho đến khi anh mềm nhũn.

Hồi tỉnh lúc tờ mờ sáng, thuyền trưởng Hải cảm thấy toàn thân đau đớn, lúc nóng ran khi lạnh toát, các anh em đang trên đường đưa mình và Lê Anh vào bờ. Lúc đó những chỗ bị đánh đã tím tái, Hải thấy đau đầu, buồn nôn nhưng vẫn húp được chút cháo, còn Lê Anh thì đã nằm bất động. Đó là một ngày giữa tháng 5 năm 2014”.

“Hoàng Sa là của ông bà mình nhưng Trung Quốc nó chiếm mất rồi”, các lão ngư ngày ấy nói với Hải trước chuyến ra khơi. Từ tấm bé, cũng như những đứa trẻ lớn ở xóm biển Gành Cá, Hải đã biết đến Hoàng Sa qua lời kể của mẹ. “Cha đi biển ở Hoàng Sa”, lời mẹ nói vẫn còn trong ký ức…

Quân sự ghi lại: Trong khi chiến sự đang diễn ra tại Hoàng Sa, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa báo cáo lên Mao Trạch Đông đề nghị cho phép quân đội Trung Quốc chiếm tất cả các đảo do Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát. Mao đã chấp thuận đề nghị này. Khi hải chiến Hoàng Sa kết thúc, sau khi nghe báo cáo, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị cho quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.

Ngày 20/1/1974, có 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng Hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa trên các đảo bị mất liên lạc.

Theo tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa thì phía Trung Quốc, tàu 274 trúng đạn, không thể điều khiển, phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, tàu 271 và 389 bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng, tàu 396 bị hư hại nặng. Còn phía Việt Nam Cộng Hòa, tàu HQ-10 trúng đạn vào tháp pháo và bị chìm sau đó, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng hơn 10 độ, HQ-4 bị hư nhẹ. Có nhân chứng khẳng định, HQ-5 hư nhẹ còn nhân chứng khác khẳng định HQ-5 hư nặng.

Hải quân Việt Nam Cộng Hoà có 74 binh sỹ tử vong trong đó HQ-10 có 62 người chết, bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người chết, lực lượng người nhái có 4 người chết.

Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20/1, tàu chở dầu Hà Lan “Kopionella” trên đường hành trình gần đó đã vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến 10 ngày sau, ngày 29/1, ngư dân Việt Nam cũng vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng Hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.

Theo tài liệu của Trung Quốc thì các tàu 274, 271, 389, 396 của họ đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong, ông đã được Nhà nước và quân đội Trung Quốc phong anh hùng và được tặng huân chương chiến công hạng nhất.

Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này. Và khi ấy, mặc dù có sự kêu gọi cùng lên tiếng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, song phía Hà Nội đã chọn ‘im lặng’. Đây chính là nỗi đớn hèn lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của Lê Duẩn.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)