VNTB – Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands: ASEAN có thực sự là vấn đề?

Ngọc Hà (VNTB/The Diplomat) Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh chưa từng có tại Sunnylands ở California với các nhà lãnh đạo ASEAN để cho biết về một “quan hệ đối tác chiến lược.”

Theo tác giả Robert A. Manning trên The Diplomat ngày 14.02, Hội nghị lần này là nhằm nhấn mạnh chiến lược “xoay trục Á châu” của Hoa, nhưng thực tế, nó là màn chính trị nhiều hơn chiến lược. Với 625 triệu dân thuộc 10 quốc gia, thương mại song phương Hoa Kỳ – ASEAN lên đến 260 tỷ USD, và mối quan hệ đồng minh quốc phòng với Thái Lan, Philippines… cũng như mối quan hệ đối tác an ninh với Singapore, Malaysia, Việt Nam, Indonesia trước các hành động tiên quyết ở Biển Đông của Trung Quốc.


Tuy nhiên, ASEAN vẫn là một liên minh lỏng lẻo, với nền văn hóa và kinh tế dị biệt. Từ một Singapore năng động như Los Angeles đến một chế độ độc tài, lạc hậu như Lào, CamPuchia, và nền dân chủ như Indonesia, Philiphines. Có văn hóa hồi giáo của Indonesia, Malaysia, đến phật giáo thế tục Thái Lan… Về kinh tế, sự hội nhập của các quốc gia khu vực này chủ yếu nằm ở vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khởi phát từ 1980 bởi các doanh nghiệp oto Nhật. Thương mại bên trong ASEAN chỉ chiếm 30%, do đó không có gì ngạc nhiên khi một số quốc gia ASEAN – Singapore, Malaysia, Việt Nam – đã gia nhập TPP.

Các quốc gia ASEAN tuyên bố trở thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào tháng 1. Quy định loại bỏ 95% thuế thương mại, tự do trao đổi lao động giữa các quốc gia, và thống nhất thị trường cho hàng hóa và dịch vụ.

Khoảng cách giữa khát vọng và thực tế là điểm nổi bật của ASEAN. Trong gần 50 năm tồn tại của nó, thành tựu lớn nhất của ASEAN là tránh bị cuốn vào chiến tranh và tiếp tục giấc mơ màu sắc tập thể. ASEAN có ngân sách 17 triệu USD. Tuy nhiên, nếu áp dụng câu nói của Henry Kissinger đối với châu Âu để nhìn nhận ASEAN thì sẽ thấy: Khi tôi gọi ASEAN, người mà tôi cần, câu trả lời là không ai cả.

Từ cuộc chiến tranh Việt Nam, xung đột Đông Timor, sóng thần Indonesia, cho đến vấn đề Miến Điện, xung đột Biển Đông vẫn là một câu hỏi khó cho ASEAN, bởi trở ngại của tổ chức này là không vượt qua được cái gọi là “sự đồng thuận” với nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ các nước thành viên. Trong thực tại, hành động tập thể của tổ chức này đang chết dí vì Lào, Campuchia đang “chịu ơn Trung Quốc”, do đó, dù tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc chồng lấn với tuyên bố của Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, trong một cuộc họp gần đây, ASEAN không thông qua một tuyên bố nhằm thay đổi hành động của Trung Quốc.

Indonesia, với 250 triệu dân, là “lãnh đạo tự nhiên” của khu vực Đông Nam Á, nhưng nước này thiếu một chính khách đủ năng động và tầm vóc để lãnh đạo. Bộ trưởng và lãnh đạo các nước gặp gỡ, mặc áo sơ mi truyền thống, chơi golf,…, và về nhà.

Trở lại câu hỏi về chiến lược ASEAN – Mỹ. Nếu tất cả mọi người là một đối tác chiến lược, thì sau đó – không ai là một đối tác chiến lược trong thực tế cả.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)