Việt Nam Thời Báo

VNTB- Họp nhóm phóng viên 1 Hội NBĐLVN: Chính quyền TP.HCM có muốn đối thoại với chùa Liên Trì?

Kiều Phong


(VNTB) – Sáng ngày 1/8/2016, tại quán cà phê Lọ Lem ở Sài Gòn, Hội nhà báo độc lập Việt Nam đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề phóng viên hàng tháng.  Một trong những chủ đề chính là tập trung vào sự an nguy của ngôi chùa Liên Trì ở Sài Gòn. 

Trong những cuộc  gặp mặt các phóng viên một năm trở lại đây, Hội nhà báo độc lập đều đề cập tới chùa Liên Trì- một ngôi chùa hiếm hoi còn lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Đây không còn là một trường hợp riêng nữa là một trường hợp rất điển hình, trong bối cảnh một chế độ chính trị muốn xóa sổ một cơ sở của một tôn giáo đồng hành với dân tộc xuyên suốt dòng lịch sử là Phật giáo.

Luật gia Cao Minh Tâm: vấn đề chùa Liên Trì nói riêng và những sự bất công trong xã hội này nói chung, để có một bài báo điều tra hoặc phóng sự đúng sự thật thì ngồi ở nhà phân tích vấn đề thôi là chưa đủ mà bắt buộc tòa soạn  phải cử người đến thực địa:

“Ví dụ như vụ chùa Liên Trì, ông Charles Sellers được công nhận là đúng hoàn toàn, vì ông đã đến tận nơi. Trong vụ này, chùa Liên Trì nằm trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, tôi chỉ mới thấy nhà đầu tư Mỹ và Pháp, chưa thấy bóng dáng nhà đầu tư Trung Quốc. Chỉ có một nghi vấn là con trai út của ông Lê Thanh Hải có một công ty ở đó…”.

Một khách mời quen thuộc của Hội nhà báo độc lập Việt Nam là phóng viên chuyên nghiệp của đài SBTN (Saigon Broadcasting Television Network). Trong buổi sinh hoạt của nhóm phóng viên 1 IJAVN, anh đặt ra những câu hỏi về nguy cơ chùa Liên Trì bị dỡ bỏ : Tôi xin trao đổi vấn đề khu đô thị Thủ Thiêm. Ý chí  giải tỏa chùa Liên Trì là từ Việt Nam hay từ các nhà đầu tư ngoại? Ý chí đó phải từ phía Việt Nam chứ? Ở đây có ai đến chùa Liên Trì vào hôm Charles Sellers đến chùa không?

Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, bao gồm một số chức sắc của các tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành. Chùa Liên Trì là nơi cưu mang nhiều người vô gia cư, trong đó có những người bị quan chức địa phương cướp đất ở theo kẽ hở của luật pháp rằng nhân dân sở hữu, nhà nước quản lý và người dân chỉ được quyền sử dụng. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng từng lên tiếng bảo vật công lý và sự thật, cho nên ông bị nhiều quan chức trong chính quyền trù dập suốt bao nhiêu năm qua. Nhưng chưa bao giờ nhà cầm quyền muốn xóa sổ  ngôi chùa  Liên Trì như bây giờ. Về phía giới chức nước ngoài, Quyền tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Charles Sellersvào chiều ngày 21 tháng 7 năm 2016 đã đích thân đến chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm, Sài Gòn để gặp Hòa thượng Viện Chủ Thích Không Tánh và một số vị đại diện các tôn giáo khác, để trao đổi về vấn đề nhà chùa bị cưỡng chế di dời trong thời gian tới. Ông Charles Sellers có ý muốn ủng hộ thầy thích Không Tánh giữ chùa Liên Trì  vì đây cơ sở tâm linh này mang lại giá trị tốt đẹp không thể đo đếm cho xã hội trong hơn nửa thế kỷ tồn tại.

Luật gia Cao Minh Tâm: Điều này cần phải điều tra hồ sơ thì sẽ nhận rõ hơn. Hồ sơ quy hoạch không được công khai, nên tôi đề nghị mọi người nên đi đến đó để tìm hiểu tình hình.

Cây viết Nguyễn Thiện Nhân cũng là người từng đến thực địa tại chùa Liên Trì để đóng góp sự hiện diện cùng nhiều người đấu tranh để giữ cho chùa không bị “côn đồ” đến đập phá. Trong ngày 21.07, đáng tiếc là Hội nhà báo độc lập không cử được phóng viên đến chùa Liên Trì: Dự án ( khu đô thị Thủ Thiêm mà chùa Liên Trì lọt giữa) thì chính phủ phê duyệt từ lâu. Ở trong dự án đó có nhiều nhà đầu tư, không biết nhà đầu tư nào nằm ngay chùa Liên Trì. Vì vậy phải tiến hành điều tra độc lập.

Phóng viên SBTN: Ông Charles Sellers cho biết là trước khi đến chùa Liên Trì, ông đã gặp giới chức bên phía Việt Nam. Ông Cherles Sellers muốn đứng ra làm trung gian để hai bên ( nhà chùa và chính quyền quận 2 TP.HCM) có một buổi nói chuyện thật sự. Còn nếu nói rằng vụ cưỡng chế không liên quan đến phía Việt Nam (chính quyền) thì rất là kỳ lạ.

Luật gia Cao Minh Tâm : Trong quy hoạch khu dân cử Thủ Thiêm thì bao gồm cả đất chùa Liên Trì. Quy hoạch này tiếp cận dân, chính quyền có mời 3 đối tác nước ngoài quy hoạch, với tinh thần nơi đó có chùa. Khu của thầy Tánh sẽ bị biến thành chân của một nhà hát giao hưởng, bên cạnh đó là một bến du thuyền trên nền của Thủ Thiêm cũ. Hồ sơ quy hoạch có hết toàn bộ, nhưng mà rất tiếc là thầy Thích Đồng Minh không được tiếp cận đầy đủ hồ sơ. Vì vậy tôi đề nghị chúng ta cứ tìm hiểu sự việc, thậm chí cứ đi thử để coi kế hoạch đúng hay sai. Có những người đi thử, chẳng hạn là đại sứ Mỹ, khi đi xong ông đưa ra được giải pháp. Các xã hội dân sự cũng hãy cứ cử người đến tìm hiểu sự việc, thậm chí đi rồi phải đi nữa cho đúng chỗ.

Nhà báo Phạm Chí Dũng kết luận: Vụ cưỡng chế chùa Liên Trì liên quan đến vấn đề nhân quyền. Tôi đề nghị  thông tin rõ ràng khách quan và chính xác, vì nếu không thì rơi vào suy diễn và nhiều điều tế nhị nữa. Tôi nắm được rằng ba nhà đối tác liên quan đến quy hoạch, nhưng tôi chưa biết quy hoạch đó được chính quyền TP.HCM đồng thuận từ lúc nào. Và theo tôi được biết thì chưa có nhà đầu tư nào thực sự “nhảy” vào Thủ Thiêm. Hiện nay đối tác của Thủ Thiêm thứ nhất là Đại Quang Minh-tức là Trường Hải, thứ hai là Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng CII và một đối Hàn Quốc thì cũng mới nhấp nhổm chứ chưa thực sự nhảy vào Thủ Thiêm. Riêng Đại Quang Minh có liên hệ với tôi để xác nhận rằng họ không liên quan đến chùa Liên Trì, nhưng đó mới chỉ là lời nói của họ chứ họ chưa gửi cho tôi tài liệu nào để chứng minh không liên quan.  

Có một điểm nghi vấn là từ năm 2011 là ngân hàng BIDV cho Ủy ban nhân dân TP.HCM vay 3000 tỷ đồng để phục vụ cho bồi thường- giải tỏa và xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu của Thủ Thiêm. Số tiền đó quá lớn, liên quan đến hiện trạng là từ năm 2014 UBND TP.HCM phải trả lãi mỗi ngày 1,9 tỷ đồng cho ngân hàng BIDV. Họ không chỉ trả lãi bằng tiền mà còn có thể bằng đất nữa, nghĩa là trả đất thay cho trả tiền. BIDV có vai trò trong đó, vậy có khả năng 620 thước vuông diện tích đất chùa Liên Trì đã được trả gán nợ cho một chủ đầu tư nào đó mà chúng ta có trách nhiệm phải điều tra cho ra. Phần đất đó có thể về thực chất đã bán trên giấy tờ từ lâu, giờ chỉ có cưỡng chế để trả cho “khổ chủ”. Thầy Không Tánh ( trụ trì chùa Liên Trì) nói với tôi là họ muốn “xúc” chùa đi vì chùa là nơi nhạy cảm về chính trị. Và khi đã “xúc” đi thì sẽ đẩy chùa về một cái hốc bò tó ở Cát Lái chứ không cho chùa tiếp tục ở Thủ Thiêm hay An Khánh. Việc định cưỡng chế chùa vừa rồi là một phép thử, vì lợi ích địa phương khác lợi ích trung ương. Nói đúng hơn thì trong vụ chùa Liên Trì chỉ có lợi ích địa phương. Cho nên sau khi quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì được Quận 2 tung ra và bị dư luận trong nước và quốc tế phản ứng quá mạnh, nghe nói có chỉ đạo từ trung ương yêu cầu “làm êm”, không để xảy ra căng thẳng. Do đó chính quyền địa phương TP.HCM buộc phải dịu lại, đến nỗi ngày 19/7 phải làm công văn đề nghị chùa Liên Trì tự di dời, tức là giọng điệu khác hẳn. Vì nếu họ quá đà vụ chùa Liên Trì thì lại liên quan đến nhân quyền, tự do tôn giáo rồi TPP, kể cả việc Việt Nam có thể bị đưa trở lại vào CPC (Danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt vè tự do tôn giáo) của Mỹ.  

Chùa Liên Trì vừa có văn bản yêu cầu chính quyền phải đối thoại ở chùa, nơi có Hội đồng Liên Tôn cùng với chùa Liên Trì đàm phán với chính quyền. Trước mắt, chùa Liên Trì kiên quyết không đối thoại nếu chính quyền TP.HCM không hủy bỏ quyết định cưỡng chế. Vì vậy theo tôi, hiện thời chùa Liên Trì ở đâu thì cứ ở đó, không tội vạ gì phải “tự di dời”. Còn sau này chính quyền muốn đối thoại thì tính tiếp.

Tin bài liên quan:

VNTB – Khủng hoảng lý luận: Ngăn chặn hay mở cửa cho cứu trợ lũ lụt?

Phan Thanh Hung

VNTB – “Xây cái nhà trọ thôi cần gì kiến trúc sư hả cháu?”

Phan Thanh Hung

VNTB- Hội thảo Hán-Nôm: Nền báo chí chưa trưởng thành?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo