Việt Nam Thời Báo

VNTB – Họp Quốc hội trực tuyến sẽ thức thời hơn

Phú Nhuận

 

(VNTB) – Trong tình hình Covid nặng nề thế này, hoãn họp Quốc hội được thì tốt. Còn nếu vẫn họp, thì nên tổ chức họp trực tuyến sẽ đỡ tốn kém tiền bạc, công sức, và đỡ ám ảnh tạo lo lắng về các ổ dịch mới.

 

Phải họp, vì đó là Hiến định

Chiều 17-7, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, từ ngày 20 đến 31-7, tức rút ngắn đáng kể thời gian họp so với dự kiến ban đầu.

Ông Cường cho biết mặc dù diễn biến dịch hết sức phức tạp nhưng theo quy định của Hiến pháp, trong 60 ngày sau bầu cử, Quốc hội phải tổ chức kỳ họp để triển khai các công việc, đặc biệt là công tác nhân sự phải bỏ phiếu kín.

Ông Cường cho hay kỳ họp này sẽ kiện toàn 50 chức danh, theo quy định pháp luật, gồm tất cả các chức danh của Quốc hội, Chính phủ. Trong đó, về phía Chính phủ, Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng, phê chuẩn việc bổ nhiệm 4 phó thủ tướng, 22 bộ trưởng, trưởng ngành.

Ông Cường nói rằng đến nay đã có 435/499 đại biểu được tiêm phòng Covid-19, các lực lượng phục vụ, cơ quan báo chí, khu vực nơi đại biểu nghỉ đều được tiêm phòng Covid-19.

Theo quy định, các đại biểu cũng phải xét nghiệm 3 lần trước khi kỳ họp diễn ra, còn với đại biểu ở địa bàn giãn cách theo chỉ thị 15 và 16 sẽ xét nghiệm thêm, được bố trí ở khách sạn riêng, đi theo lối đi riêng vào Quốc hội, ngồi khu vực riêng.

Có dám trái ý Trung ương?

Hội nghị Trung ương 3 hồi thượng tuần tháng 7-2021 đã nhất trí cao với phương án do Bộ Chính trị trình về tiếp tục kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Trung ương đồng ý giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026, không tiến hành lấy phiếu lại các nhân sự vừa được Quốc hội khóa XIV bầu tại kỳ họp thứ 11. Điều này cho thấy 25 vị trí được Quốc hội khóa XIV bầu và phê chuẩn tại kỳ họp cuối cùng sẽ được giới thiệu lại để Quốc hội khóa XV bầu vào kỳ họp đầu tiên (dự kiến khai mạc ngày 20-7).

Cụ thể, có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Khối Chính phủ có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong và Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Khối Quốc hội có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Tổng thư ký – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – công nghệ và môi trường Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà, Trưởng Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Nguyễn Thị Thanh.

Tiếp đến là Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh.

Đối chiếu với 23 chức danh còn lại trong bộ máy nhà nước vừa được Trung ương nhất trí giới thiệu, thấy rằng khối Quốc hội có các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các ủy ban sẽ tiếp tục tái cử, gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh và Trưởng Ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Dương Thanh Bình.

Do Phó chủ tịch Quốc hội – đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – an ninh Võ Trọng Việt sẽ nghỉ và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách Nguyễn Đức Hải đã được bầu làm phó chủ tịch Quốc hội, nên cần các gương mặt mới thay thế.

Theo cơ cấu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV thì khối đại biểu chuyên trách có thượng tướng Trần Quang Phương (phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN), trung tướng Trần Hồng Minh (chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường và Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm. Tuy vậy, đây mới là các nhân sự dự kiến và có thể sẽ có một vài thay đổi.

Đối với khối Chính phủ, Trung ương giới thiệu các vị trí gồm: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Như vậy, có thể thấy bộ máy Chính phủ không có nhân sự mới so với hiện tại và cũng ít có khả năng xáo trộn. Với số lượng 23 nhân sự được Trung ương giới thiệu, thấy rằng Chính phủ sẽ không bổ sung phó thủ tướng sau khi ông Trương Hòa Bình nghỉ.

Từ các phân tích và số liệu nêu trên, có thể dự đoán Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí sẽ được giới thiệu tái cử.


Tin bài liên quan:

VNTB – Tiền BHXH là của người lao động, sao lại không cho họ lấy lại?

Phan Thanh Hung

VNTB – ‘Chống án’ để làm gì?

Phan Thanh Hung

VNTB – Để có nhà đầu tư chuyên nghiệp thì phải có nhà quản lý chuyên nghiệp

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.