VNTB – Indonesia từ chối đàm phán chủ quyền với Bắc Kinh: tại sao?

VNTB – Indonesia từ chối đàm phán chủ quyền với Bắc Kinh: tại sao?

Hiếu Linh

(VNTB) – Chính phủ Indonesia từ chối lời đề nghị đàm phán từ chính phủ Trung Quốc về Biển Đông theo lời mời của Bắc Kinh để giải quyết các yêu sách về quyền hàng hải.

 

Dựa theo lá thư gửi Tổng thư ký LHQ, ông António Guterres, ngày 2 tháng 6 cho thấy, mặc dù Bắc Kinh thừa nhận không có tranh chấp lãnh thổ giữa Indonesia và Trung Quốc, hai nước đã có những yêu sách chồng chéo về quyền và lợi ích hàng hải ở các vùng Biển Đông.

Bức thư này là để đáp lại một công hàm ngoại giao do chính phủ Indonesia gửi cho Tổng thư ký LHQ vào ngày 26 tháng 5 năm 2020, trong đó tuyên bố không công nhận “đường chín đoạn” hoặc tuyên bố về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với hầu hết các khu vực trên Biển Đông.

Sự quyết liệt của Indonesia được thể hiện nhất quán và chặt chẽ trên cơ sở UNCLOS 1982, khi Indonesia không có yêu sách chồng chéo với Trung Quốc thì cũng không liên quan đến bất kỳ cuộc đối thoại nào về phân định ranh giới trên biển. Điều này dựa trên tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Indonesia vào đầu tháng 1, khẳng định Indonesia không có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Tất nhiên, Trung Quốc đã không muốn Indonesia theo chiều hướng đó. Nước này trong thư gửi Liên Hợp Quốc nói rằng họ sẽ từ chối nội dung bản ghi nhớ do Indonesia gửi và lập luận rằng Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông và các yêu sách của họ là phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Không có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Indonesia ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc và Indonesia có các yêu sách chồng chéo đối với các quyền và lợi ích hàng hải ở các vùng liên quan của Biển Đông”, Đại sứ thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết trong thư.

Trung Quốc vì thế “sẵn sàng giải quyết các yêu sách chồng chéo thông qua các cuộc đàm phán và cân nhắc hợp tác với Indonesia để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, bức thư viết.

Trung Quốc thủ đoạn khi chèn thuật ngữ “vùng biển liên quan” dù rằng bản thân Bắc Kinh biết rõ thuật ngữ này chưa được biết đến, gây mơ hồ và không tương thích với UNCLOS 1982.

Indonesia tỉnh táo hơn khi phân định rạch ròi các giới hạn địa lý nên phủ nhận thuật ngữ nêu trên, đồng thời tái xác lập quan điểm xuyên suốt của nước này về chủ quyền vùng đặc quyển dựa trên UNCLOS 1982.

“Các yêu sách lịch sử của Trung Quốc đối với Vùng đặc quyền kinh tế Indonesia (EEZ) với lý do ngư dân Trung Quốc hoạt động lâu nay ở các vùng biển này là đơn phương, không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS 1982 công nhận”, chính phủ Indonesia tuyên bố hồi tháng 1.

Qua cách mà Indonesia phản ứng có thể nhận ra lập trường nước này là thích hợp, rõ ràng và nhất quán, ứng phó hiệu quả với chiêu trò mơ hồ, ngang ngược của Bắc Kinh.

Trong một bản ghi nhớ ngoại giao được gửi vào ngày 26 tháng 5 năm 2020, Indonesia đã tái khẳng định vị thế nhất quán của mình trong việc đáp trả yêu sách của Trung Quốc với Liên Hợp Quốc có thể ảnh hưởng đến EEZ của Indonesia và cũng nhấn mạnh việc tuân thủ hoàn toàn UNCLOS 1982.

UNCLOS là cơ sở của luật hàng hải quốc tế được thiết lập thông qua kết quả của hội nghị LHQ kéo dài từ năm 1973 đến 1982. Hiện nay, không dưới 168 quốc gia đã tham gia hội nghị, bao gồm cả Trung Quốc.

Về lời kêu gọi đàm phán của Trung Quốc, đây là một yêu cầu phi logic. Bởi Indonesia tuyên bố và lập luật dựa trên UNCLOS trong khi Trung Quốc tuyên bố dựa trên cơ sở chủ quyền của chính quốc gia này.

Ví dụ, khi tuyên bố cơ sở pháp lý và khoảng cách phải rõ ràng, ví dụ, cả hai tuyên bố 200 dặm từ bờ biển. Ngược lại, khi hai quốc gia không sử dụng cùng một cơ sở pháp lý, việc chồng chéo sẽ không công bằng về mặt pháp lý để mở ra các cuộc đàm phán.

Do đó, các bước mà Indonesia thực hiện để tiếp tục bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc là chính xác. Sự bác bỏ đó cho phép chính quyền Indonesia tiếp tục các biện pháp cứng rắn trong vùng đặc quyền kinh tế biển của mình.

Trong quá khứ, Indonesia phản ứng cứng rắn với tình trạng đánh bắt trái phép của tàu cá Trung Quốc bằng việc đánh chìm 3 tàu nước này.

Đầu năm 2020, Indonesia đã triển khai tàu chiến và chiến đấu cơ F-16 tuần tra vùng biển phía bắc quần đảo Natuna gần Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc đưa tàu hải cảnh cùng tàu cá đi vào khu vực này.

Dù Indonesia không phải là một bên tranh chấp tại Biển Đông, nhưng những động thái của nước này liên quan đến “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Trung Quốc không bao giờ chấp nhận im lặng trước phản ứng của Indonesia, điều đó có nghĩa Bắc Kinh không công nhận phán quyết của trọng tài, và vì vậy các diễn biến gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia gâng đây có thể được dự đoán được.

Hành động của Indonesia, là phù hợp bằng cách không trả lời và từ chối các cuộc đàm phán của Trung Quốc. Phương thức này giúp Indonesia không rơi vào cái bẫy mà Trung Quốc giăng ra và mắc kẹt trong đó, bởi vì Indonesia chưa bao giờ thừa nhận tại sao các cuộc đàm phán đang làm gì.

Đó là nước đi cương quyết và khôn ngoan mà Indonesia thể hiện, Việt Nam có thể nhìn và học tập theo như một trong những bên yêu sách chủ quyền lớn với Trung Quốc hiện nay.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)