VNTB- Kẻ nào mới tạo ra tiền lệ xấu?

Nguyễn Hoàng Hải

(VNTB) – Vào ngày 22/4/2017, cả ba ông đã hạ bút ký vào tờ cam kết với người dân Đồng Tâm với những lời hứa mật ngọt sau đây:

Có thể thấy một ông đại diện cho chính quyền là ông Đức Chung. Còn hai  ông Trung Quốc, Bình Nhưỡng được cử đến có lẽ là đại diện cho quốc hội và cũng có thể hiểu là đại diện cho người dân để xác nhận vào bản cam kết và có thể coi đây như một bản khế ước giữa người dân và chính quyền.
Tục ngữ có câu: Lời nói, đọi máu. Có thể hiểu mỗi lời nói ra có thể ví như một bát máu. Từ đó mà Tổ Tiên, Ông Bà, có căn dặn rằng phải thận trọng trong lời ăn tiếng nói, bởi một lời nói cũng có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác.
Hay, cố nhân cũng từng nói uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Uốn lưỡi bảy lần là vì: lưỡi không xương nên nhiều đường lắt léo. Nó muốn uốn như thế nào cũng được, uốn xuôi uốn ngược gì cũng xong.

Khi có cảm tình với ai, thì nó uốn theo ý muốn của người đó. Có khi vì muốn được quyền lợi riêng tư nào đó, thì nó uốn cong theo kiểu ton hót nịnh bợ. Người đó muốn thứ gì nó cũng uốn chiều theo được hết. Mục đích nó uốn là để lấy lòng thủ lợi. Dù cho người đó xử sự hành động trăm lần sai trái, nó cũng uốn cong ca ngợi người đó cái gì cũng tốt đẹp hết. Ðó là nó uốn theo chiều gió để được hưởng chút lợi lộc. Nó uốn miễn sao được vinh thân phì gia thì thôi. Nó không cần biết đến phẩm cách thể diện giá trị làm người chi cả. Ðây là nó uốn theo chiều hạ đẳng để được lợi lộc ấm thân.”.  Nói tóm lại, nói uốn lưỡi bảy lần, đó là cách nói ẩn ý ngụ ngôn mà người xưa đã khuyến nhắc chúng ta phải hết sức cẩn trọng giữ gìn ở nơi lời nói. Một lời nói tán thân mất mạng và một lời nói cứu muôn vạn sanh linh. Bởi vậy, lời nói của ta phải là lời nói mang nặng chữ ký có giá trị muôn đời. ( trích diễn đàn xã hội ).
Lệnh khởi tố từ công an Hà Nội được công bố rộng rãi trên truyền thông nhà nước. Ngay sau đó, cộng đồng mạng xã hội cũng đã phản ứng gây gắt về bản cam kết mà đại diện chính quyền đã ký kết với người dân Đồng Tâm. Hầu như tất cả người dân trên cộng đồng đều bất bình với lối hành xử của chính quyền. Lật lọng là hai từ mà người dân xử dụng nhiều nhất để bày tỏ sự bất bình của mình.
Một cách nhanh chóng ngay sau đó, ông Chung và hai ông nghị quốc hội dường như cũng đã chuẩn bị sẳn sàng cho câu hỏi mà người dân gởi tới. Theo đó, hiểu theo ý  của các ông rằng: vì tình huống xung đột có khả năng leo thang, nên các ông buộc phải ngụy tạo bản cam kết cho mọi chuyện được êm thắm ngay lúc đó thôi hay sao?.
Cách trả lời của 3 ông, khiến người ta liên tưởng sao giống như vừa đi đường vừa kể chuyện cho nhau nghe về một trận đánh đã lừa được đối phương một cách nhẹ nhàng và ngạo nghễ đến vậy.
Bên hành lang quốc hội, ông nghị Dương Trung Quốc đã trả lời báo chí rằng : “Tôi nghĩ rằng cơ quan cảnh sát ở địa bàn xảy ra vụ việc làm theo quy định của pháp luật. Còn sức ép có hay không, tôi không nói, nhưng mà tôi muốn nói rằng việc khởi tố để mà điều tra là việc cần thiết phải làm. Không thể một câu chuyện như thế mà mọi người cùng nhau quên đi. Không ai quên được cả. Nều không cẩn thận nó sẽ trở thành một tiền đề, một cái tiền lệ, rất là nguy hại về lâu dài”.
  
Vậy thì, nếu người dân đặt câu hỏi: Có khi nào ông nghĩ tới hoặc biết tới chính quyền, bấy lâu nay đã để xảy ra những tiền đề, tiền lệ, rất là nguy hại đến với người dân và đất nước hay không? Và, người dân là chủ đất nước này có bao giờ có quyền quyết định hay phán xét việc gì hay không? Và, ông với tư cách là đại biểu của người dân, ông đã tìm ra giải pháp nào tối ưu để hóa giải những tiền lệ xấu xa trong xã hội bấy lâu nay hay không?
Chỉ đơn cử một ví dụ: Ta đang sống ở thế kỷ 21, mà những cái chết bí ẩn của công dân cứ lại xuất hiện liên tục trong đồn công an là sao?. Sao công dân lại thích vào đó để tự tử?. Đây có phải là tiền đề, tiền lệ hay không?.
Đề dẫn mà ông đưa ra, để loại bỏ những tiền lệ xấu cho xã hội, lẽ ra phải được thực thi một cách nghiêm minh từ cơ quan đầu não của chính quyền trước đã. Còn phận làm công dân của xã hội, phần đông họ chỉ biết cắm cúi làm lụng để đóng vô số loại thuế cho nhà nước. Họ, có bao giờ nghĩ tới mưu mô xảo quyệt để làm gì.
Câu nói:  Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Có lẽ, từ đầu nên áp dụng vào vụ việc ở Đồng Tâm, thì ngày hôm nay sẽ bớt đi những phiền toái, những uất ức, những đau khổ, đang một ngày đè nặng lên người dân.
Việc, người dân Đồng Tâm bắt giữ người của chính quyền cũng chẳng qua là bước đường cùng để họ mặc cả sự nhận thức trở lại của chính quyền. Bởi, họ cho rằng chính quyền đã ngang nhiên chiếm đất của họ, họ nói không ai nghe lẽ phải, trái lại còn ra tay đàn áp họ một cách dã man và bất kể người đó là già hay trẻ.

Tại sao bản cam kết, nếu không phá vỡ sẽ là tiền lệ xấu sau này?
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)