VNTB – Khi đã có kết luận về hành vi ‘làm sai’, liệu có ‘giơ cao đánh khẽ’?

VNTB – Khi đã có kết luận về hành vi ‘làm sai’, liệu có ‘giơ cao đánh khẽ’?

Khánh Hòa

 

(VNTB) – Nếu buộc phải có viện dẫn căn cứ pháp lý đưa đến quyết định tiêu hủy số chó, mèo ở vụ việc kể trên, cho thấy sai phạm ở đây thuộc về các viên chức của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

 

Những người trong khu cách ly và bà con ngoài khu vực xung quanh gây áp lực nên ban điều hành khu cách ly làm biên bản tiêu hủy 15 con chó, 1 con mèo trước sự chứng kiến của người dân phía ngoài khu cách ly và những người trong khu cách ly”.

Ở trên là trích trong báo cáo của ông Trần Tấn Công – Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau – về vụ tiêu hủy số chó, mèo của đôi vợ chồng từ Long An về quê được cách ly tập trung tại Trường THPT Khánh Hưng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời.

Nếu buộc phải có viện dẫn căn cứ pháp lý đưa đến quyết định tiêu hủy số chó, mèo ở vụ việc kể trên, cho thấy sai phạm ở đây thuộc về các viên chức của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Cụ thể các vi phạm như sau liên quan vụ tiêu hủy 15 con chó và 1 con mèo ở xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau:

Trước hết, Luật thú y phiên bản 2017, Điều 3.6 “Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm”.

Điều 3.7 “Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm”; Điều 3.8 “Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch”; Điều 3.9 “Ổ dịch bệnh động vật là nơi đang có bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch”.

Như vậy, nếu như việc tiêu hủy 15 con chó và 1 con mèo không có yếu tố liên quan “tác nhân gây bệnh truyền nhiễm”, thì hành vi này có dấu hiệu tội hủy hoại tài sản.

Thứ hai, nếu hành vi có dấu hiệu hình sự, liệu sẽ khởi tố vụ án hay chỉ “kiểm điểm, rút kinh nghiệm” vì áp lực căng thẳng của yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19? Lưu ý, ở đây có thể biện minh lỗi thuộc về “hành vi công vụ”.

Còn nếu đây không phải hành vi công vụ, thì người thực hiện hành vi bắt, tiêu hủy đàn chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hủy hoại tài sản” theo Điều 178 Bộ luật Hình sự hiện hành. Vì giá trị tài sản là 15 con chó nhiều khả năng đã trên 2 triệu đồng và hành vi này đã xâm phạm quyền sở hữu của người khác.

Thứ ba, nếu ‘đổ thừa’ vào ‘lỗi công vụ’, thì theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 07/2016, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 24/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì việc áp dụng biện pháp tiêu hủy bắt buộc phụ thuộc vào từng loại bệnh động vật, và hiện chưa có quy định động vật mắc bệnh Covid-19 sẽ bị tiêu hủy.

Đó là chưa nói, việc 15 con chó và 1 con mèo này có mắc bệnh Covid-19 hay không, thì trách nhiệm chứng minh thuộc về người ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính.

Còn nếu 15 con chó và 1 con mèo này đã nhiễm virus gì đó chưa thể xác định như biện minh của chính quyền huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, thì pháp lý điều chỉnh cho quyết định hành chính tiêu hủy phải tuân thủ theo Điều 3 của Luật thú y.

Thứ tư, theo Luật thú y, thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải có trách nhiệm sau: Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật. Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01-7-2016 và thay thế Pháp lệnh thú y năm 2004.

Như vậy với các viên chức ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, trong mọi trường hợp – cho dù đang chịu áp lực của phòng, chống dịch Covid-19, cũng không thể không biết về các hành vi được phép, hay không được phép làm trong lãnh vực chuyên trách – cụ thể ở đây là vị Trưởng Trạm Y tế xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)