VNTB – Khi đường phố bớt xe máy

VNTB – Khi đường phố bớt xe máy

Lê Tự Do

(VNTB) – Phương tiện công cộng dù có tốt cỡ nào đi chăng nữa không phải ai cũng có thể sử dụng chúng, nhất là đối với những người có vấn đề về sức khỏe.

 

Với nghị định 48 về việc tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 – 2025 đến từ Chính phủ, trong đó yêu cầu 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030, thì có thể nói, đây là hoàn toàn là một vấn đề không mới.

Quan sát trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều ý kiến lên tiếng phê bình trước vấn đề này, bởi lẽ, ở Việt Nam, xe máy luôn là phương tiện được người dân ưu tiên sử dụng.

Phần vì thuận tiện, tự do trong đi lại (nhất là đối với ngóc ngách, ngõ hẻm chỉ phù hợp với xe máy); phần vì chi phí cho một chiếc xe, dù sao đi nữa cũng dễ hơn so với bốn bánh…. Cái chính hơn nữa, đó còn là “cần câu cơm” của nhiều người.

Lên tiếng là thế, ý kiến là thế, song, câu chuyện xưa cũ ấy đáng lẽ được khép lại thì nó lại cứ được cầm lên rồi nhấc xuống, với đủ mọi dẫn chứng từ các chuyên gia.

Thôi thì vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Tạm gác hết mọi sự bất cập sang một bên (chén cơm manh áo, cấp cứu, đi chợ, đi học…), nhắm mắt làm ngơ, thì ý kiến hạn chế hoặc có thể tiến tới dừng xe máy ở một số khu vực, có lẽ, cũng đem đến ít nhiều những hệ quả:

1. Dân văn phòng sẽ có sức khỏe tốt hơn. Một thực tế cho thấy, ghi nhận ở một vài ngân hàng trong Thành phố Hồ Chí Minh, tầm giờ trưa, nhiều shipper thường đến trước cổng ngân hàng, giao đồ ăn, thức uống. Nếu như hạn chế xe máy ở quận 1, quận 3, quận 5, đồng nghĩa với việc, sẽ tạo cho dân văn phòng có thói quen đặt hàng qua shipper sẽ phải tự đi mua tất cả mọi thứ, rèn luyện sức khỏe.

2. Các con đường sẽ “nhộn nhịp” hơn vào buổi chiều. Giờ chiều là khoảng thời gian học sinh tan học, không khó để bắt gặp phụ huynh đứng tràn ra đường để đón con mình vào khoảng thời gian này.

Nếu dừng, hạn chế xe máy, liệu chăng, hình ảnh những chiếc xe đó sẽ được thay thế bằng hàng dài những chiếc xe hơi? Một thành phố xa hoa, giàu sang sẽ được thể hiện thông qua hàng loạt những chiếc xe đó hay sẽ mệt mỏi hơn trong điều tiết giao thông?

3. Sẽ không còn cảnh những chú xe ôm (truyền thống lẫn công nghệ), những giao hàng nữa. Thay vào đó là một thành phố với những “chiếc hộp”. Vì nhu cầu đi lại, sẽ có người cố gắng cách nào đó, sắm cho mình một chiếc xe hơi, kích thích thuế phát triển, nền kinh tế phát triển.

4. Một bộ phận khó khăn trong đi lại, sẽ có nhiều “cơ hội” hơn khi ở nhà, vì không còn được đi xe máy, chen chúc trên phương tiện công cộng thì lại không tiện, không đủ sức khỏe.

Và còn đủ loại “hệ quả” khác mà “hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030” đem lại nếu thực hiện…

Thực tế, có thể sẽ áp dụng ở một phạm vi hẹp gọi là thí điểm, rồi cái kết quả sau đó sẽ như thế nào? Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân hay chỉ ghi nhận những ý kiến theo hướng ủng hộ?

Không biết rằng, những “ông” đưa ra ý kiến dừng, hạn chế xe máy có hình dung ra những viễn cảnh sẽ diễn ra như vậy chưa? Phương tiện công cộng dù có tốt cỡ nào đi chăng nữa, nhưng điều đó, không đồng nghĩa với việc, ai cũng có thể sử dụng chúng, nhất là đối với những người có vấn đề về sức khỏe.

Những thành phố lớn mà “bày trò” để hạn chế tự do đi lại của người dân là… dở rồi…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Quanle 2 years

    Viết sai văn phạm câu cú . Đọc muốn chóng mặt.những giao hàng nữa ! Không văn phạm