Việt Nam Thời Báo

VNTB – Khi nồng độ cồn càng lúc càng… bá đạo?

Út Sài Gòn

 

(VNTB) – Không uống mà vẫn bị phạt nồng độ cồn mới tức,  càng tức hơn công an cũng không chịu tin giấy xét nghiệm của bệnh viện uy tín.

 

 

– Không biết dùng từ gì để nói nữa bây giờ.

– Cái gì mà không biết nữa luôn vậy anh Tám? Anh nổi tiếng là người “hay chữ” nhứt cái xóm nhỏ này mà.

– Lại ghẹo tui đi bà Bảy! Tui đang cảm thấy lo lắng đây.

– Có gì mà phải lo?

– Thì cái câu chuyện thổi nồng độ cồn đó mà.

– Ủa, câu chuyện xưa rồi mà, có phải mới mẻ gì đâu mà anh lo lắng.

– Thì tại vì tui có bệnh nền, trong đó có đau bao tử, bữa đi khám tổng quát, người ta kêu trong bao tử tui có lượng axit cao này kia gì đó. Mà nghề tui là gì, là xe ôm, không may gặp mấy cha cảnh sát giao thông, thổi này thổi nọ, rồi bị này bị kia, mệt.

– Anh có uống đâu mà sợ.

– Thà uống mà bị phạt thì không tức, có lỗi thì phạt. Còn này không uống mà bị phạt, mới tức. Càng tức hơn, mình nói lại, mình đưa cái xét nghiệm của bệnh viện lớn luôn, mà mấy ổng cũng không chấp nhận như chuyện ông già gì trên báo đó. Vậy mới đau.

– Ủa sao kỳ vậy, ý mấy ổng là kết quả của bệnh viện đó không có giá trị? Máy móc của bệnh viện có vấn đề hay tay nghề của y bác sỹ có vấn đề?

– Cái đó ai mà biết! Kết quả xét nghiệm của bệnh viện Thống Nhất chuyên trị cho mấy sếp lớn mà công an còn không chịu đó. 

– Thiệt vô lý.

– Thì đó, cứ khăng khăng máy được kiểm tra thường xuyên, được bảo dưỡng tốt nên không sai được. Mà mấy ổng đã quên mất một chuyện, máy nào cũng có sai số, nhà sản xuất cũng cảnh báo sai số.

– Ui mà lo gì anh ơi, thì mình đề nghị mấy ổng cho mình đi xét nghiệm máu.

– Được như vậy thì cũng còn mừng nhưng mà muốn đi kiểm tra máu thì phải tới bệnh viện rồi thi hết nguyên buổi chạy xe của tui rồi chị. Mà đâu phải mình đòi là được đâu, cũng nhiêu khê lắm à. Tui chạy xe nguyên ngày mới được vài ba trăm, nếu bị phạt, giá chót cũng hết 2 triệu. Coi như tui làm không công nguyên tuần lễ.

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA thì có 4 nhóm trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu gồm:

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu;

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu;

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu;

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Theo đó, trong 4 trường hợp trên thì không có nội dung nào liên quan đến việc người dân khi bị kiểm tra trong quá trình tham gia giao thông có quyền chủ động xét nghiệm máu nhằm làm căn cứ xác định mức nồng đồ cồn.

Tức là cảnh sát giao thông vẫn có quyền sử dụng máy đo thông qua hơi thở, việc xét nghiệm máu chỉ thực hiện theo yêu cầu của cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông khi thấy cần thiết mà thôi.

 


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB- Bớt nói lời thừa thãi đi, thưa đồng chí cựu trưởng ban…

Phan Thanh Hung

VNTB – Chính quyền Huế: nói một đằng làm một nẻo?!

Phan Thanh Hung

VNTB – Thư gửi ngài phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhân Sài Gòn thiết quân luật

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.