VNTB – Không biết bao giờ khắc phục được tình trạng thiếu thuốc

VNTB – Không biết bao giờ khắc phục được tình trạng thiếu thuốc

Thới Bình

 

(VNTB) – Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng với cách điều hành như hiện tại, bà tin rằng không biết đến bao giờ mới khắc phục được tình trạng thiếu thuốc men của ngành y tế.

 

Theo bà Lan, vướng mắc là ở quy chế đấu thầu. Tuy nhiên, trong Luật Đấu thầu sửa đổi đang được thảo luận, chưa thấy cách nào để gỡ rối.

“Đến nay trong tình trạng bình thường mà các cơ sở điều trị còn thiếu thuốc, thiếu vắc-xin… thì không biết bao giờ tình trạng này mới khắc phục được”, bà Lan nêu. Bà cũng chia sẻ thêm về những chính sách trong dịch giờ “nhìn lại thấy hơi vô lý”, đó là trong lúc đang thiếu vắc-xin, báo chí nói “chuyện ông nội, ông ngoại đi can thiệp để tiêm”, thì lại không cho phép tiêm dịch vụ để bớt gánh nặng cho y tế công lập.

Hay khi cả cộng đồng đang sục sôi thiếu thuốc điều trị thì Bộ Y tế lại chậm trễ trong cấp số đăng ký cho thuốc này dù đã có tác dụng ở nước ngoài, dẫn đến tình trạng mua bán bên ngoài, trên mạng, đẩy giá, gây thiệt hại cho người dân…

Vấn đề ở đây là trong một báo cáo với đoàn giám sát của Quốc hội ngày 8/8/2022, lãnh đạo Bộ Y tế có ý đổ thừa khi cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế do “tâm lý lo ngại, sợ sai, không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm” của một số địa phương và đơn vị trong ngành y tế.

“Những nguyên nhân này dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại một số tỉnh thành, khiến bệnh nhân thuộc nhóm bảo hiểm y tế chi trả khi khám hoặc điều trị tại cơ sở y tế công lập phải tự mua thuốc bên ngoài. Thậm chí các bệnh viện đặc biệt cấp quốc gia như Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy… phải hạn chế nhận bệnh nhân vào viện” , báo cáo có đoạn viết như vậy.

Bộ Y tế cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nguồn nguyên liệu sản xuất hàng hóa khan hiếm, giá cả biến động, hết hạn số đăng ký lưu hành của một số loại thuốc, nhân lực quản lý nhà nước quá ít, khó khăn trong xử lý hồ sơ.

Bên cạnh đó, việc chậm có kết quả đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán giá thuốc, một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung, nên các đơn vị lúng túng, e ngại.

“Tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra, không dám làm, không dám mua sắm của một số địa phương và đơn vị mặc dù thuộc thẩm quyền mua sắm. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng e ngại trong việc cung ứng hàng hóa khi giá chưa hợp lý, thủ tục đấu thầu, thanh toán phức tạp, khó khăn.

Các văn bản liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế còn có một số nội dung chưa rõ, chưa cụ thể nên dẫn tới cách hiểu, cách làm khác nhau” – trích tờ trình của Bộ Y tế về đề xuất Chính phủ ban hành nghị quyết về việc đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế phục vụ công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Từ Hiến định ở Điều 4 về quyền lãnh đạo toàn diện mang tính “độc quyền” của đảng cộng sản Việt Nam, xin đặt ra một vài câu hỏi với Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế Đào Hồng Lan:

Trước hết, vì sao cũng những bệnh viện công đó, cũng các bác sĩ đó mà họ vẫn tiếp cận đầy đủ vât tư y tế trước đây? Thậm chí, trong dịch bệnh, họ là những người ở tuyến đầu. Thứ hai, vì sao cũng vẫn là những con người đó lại để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trên diện rộng sau khi một số vụ án được cho là bê bối do tham nhũng, tắc trách công vụ từ lãnh đạo cấp cao ở chính phủ?

Thứ ba, vì sao đến tận khi mà Việt Nam đang xúc tiến các thủ tục cho công bố kết thúc tình trạng khẩn cấp về dịch Covid-19 tại Việt Nam, thế nhưng – như cảnh báo của cựu phó giám đốc chuyên trách ngành dược của Sở Y tế TP.HCM, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, thì “không biết bao giờ tình trạng thiếu thuốc mới được khắc phục”…

Nói theo ngôn ngữ chính trị hóa của tuyên giáo, trên bình diện tổng thể, triết lý “xây dựng chính phủ kiến tạo” chưa được các cấp, các ngành quán triệt và vận dụng đầy đủ vào thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội, trong đó những bất cập ở ngành y, từ lĩnh vực xây dựng thể chế, đến hoạt động thực tế của các bệnh viện là ví dụ.

Và theo Hiến pháp tại Điều 4, một lần nữa cho thấy cần một tòa bảo hiến về việc xem xét trách nhiệm theo Hiến định của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Lưu thị Huệ 10 months

    Người dân bình thường thì khi phải đến bệnh viện để điều trị thì khốn khổ vì không có tiền để trả viện phí, bệnh viện thì không có thuốc cho bệnh nhân. Bộ trưởng Bộ Y tế và các cán bộ lãnh đạo thì chỉ biết đỗ lỗi – than khó chứ chẳng có chính sách gì để giải quyết những bất cập trong hệ thống, bất tài – vô dụng – vô cảm với người bệnh như vậy mà các vị còn cố bám ghế hoài sao?.
    Ai cũng thấy, ai cũng biết là đảng viên csVN càng cao cấp thì càng có nhiều tiền và tài sản (do biển thủ – gian lận của công, do hối lộ – tham nhũng mà có). Khi bệnh thì đảng viên cao cấp đi ra nước ngoài trị bệnh. Còn dân bị bệnh thì hoặc tán gia bại sản, nợ nần, hoặc nằm chờ chết, vì không có tiền để đi bác sĩ hay để trả viện phí.
    Ngành Y của csVN là như vậy đó sao? Đảng và Chính phủ csVN là như vậy đó sao? Cái khẩu hiệu “vì dân” mà các vị ra rả tuyên truyền hàng ngày nên đem bỏ sọt rác đi, đừng mỵ dân – đừng dối trá với dân nữa.