Việt Nam Thời Báo

VNTB- Không gì được phát hành ở Việt Nam mà không bị kiểm duyệt

Phương Thảo (Hà Lan) dịch
(VNTB) – Ai cũng nghĩ rằng, cuốn sách viết về một “Anh hùng Lực lượng Vũ trang” có thể sẽ được xuất bản không gặp chút trở ngại nào. Nhưng không một cái gì được phát hành ở Việt Nam mà không bị kiểm duyệt.

Năm năm trước, tôi bắt đầu một  điều tra về việc kiểm duyệt ở Việt Nam, dù dự án này không nằm trong kế hoạch của tôi. Năm 2009, tôi ký hợp đồng in một quyển sách của tôi ở Hà Nội. Cuốn sách có tựa đề “Điệp viên không hoàn hảo”. Nó kể về cuộc đời của ông Phạm Xuân Ẩn, một nhà báo có tiếng trong cuộc chiến Việt Nam. (Sự nghiệp nhà báo của ông kết thúc khi là trưởng đại diện của tờ Times ở  Sài Gòn). Sau cuộc chiến, người Mĩ mới nhận ra, ông Ẩn là một gián điệp cộng sản và là một vũ khí bí mật của chính quyền Bắc Việt.
Ai cũng nghĩ rằng cuốn sách viết về một “Anh hùng Lực lượng Vũ trang” có thể sẽ được xuất bản mà không gặp chút trở ngại nào, nhưng thực sự ra, tại Việt Nam – không một cái gì được phát hành mà không bị kiểm duyệt. Trong suốt năm năm trời, tôi ngồi xem người ta cắt xén quyển sách của tôi. Khi bản dịch cuối cùng được in và phát hành năm 2014, tôi đã bay đến Hà   Nội để gặp gỡ với ban kiểm duyệt ít nhất sáu lần. Họ là những người tốt, cam đảm và sẵn lòng tìm hiểu sự việc. Nhưng sau lưng họ là một đội quân vô hình điều hành toàn bộ xã hội Việt nam.
Người kiểm duyệt sách của tôi, trong số đó có cả người biên tập và phát hành đã phải xin lỗi nhiều lần về những việc họ phải làm. Họ hi vọng mọi chuyện sẽ thay đổi tốt hơn trong tương lai, nhưng có vẻ cơn sóng thủy triều lại cuốn mọi thứ về hướng ngược lại khi Việt Nam cũng như Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam hàng loạt các nhà báo, blogger và các nhà văn khác… Đây là lý do tại sao tôi quyết định ấn hành một bản dịch chính xác khác song song bản dịch có kiểm duyệt. Bản dịch không bị kiểm duyệt này sẽ được phát hành trực tuyến vào tháng 11,  dịch được phát hành trực truyến vào tháng 11, thông qua Tổ chức  Index on Censorship (một tổ chức cổ xúy tự do).
Các nhà kiểm duyệt đã cắt phần nào trong sách của tôi?
Phạm Xuân Ẩn không được phép có “tình yêu” với nước Mỹ, ngay cả trong thời gian ông đi học làm báo ở California. Ông ta chỉ được phép “hiểu” nước Mỹ. Do đó, tên và các dòng tâm sự của các tù nhân Việt nam bị cắt bỏ. Mọi chỉ trích liên quan đến Trung Quốc, hay việc đề cập đến hối lộ, tham nhũng, các hành động phi pháp của  nhân viên công quyền cũng bị  gỡ bỏ. Thậm chí việc ông Võ Nguyên Giáp, vị đại tướng chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ chống Pháp năm 1954, bị thất sủng trước khi ông qua đời cũng không được giữ lại.
Phạm Xuân Ẩn và Võ Nguyên Giáp
Ngoài ra, các sự kiện mà ai cũng biết trong lịch sử Việt Nam như Tuần lễ Vàng năm 1946, khi ông Hồ Chí Minh phát động để lấy một khoản tiền lớn trả cho Trung Quốc nhằm đổi lấy sự rút lui của quân đội Trung Quốc, hay sự thất bại của cuộc cải cách ruộng đất những năm 1950, làn sóng thuyền nhân sau năm 1975, chiến tranh Campuchia, chiến tranh biên giới năm 1979 chống Trung Quốc, cuộc Nam tiến của dân tộc Việt đi vào vùng phía nam và chiếm giữ vùng đất của người Thượng, người Chăm hay Khmers cùng các dân tộc thiểu số khác cũng chịu cùng số phận. Ý nguyện cuối của của ông Ẩn được hỏa thiêu và tro cốt được rải ở sông cũng bị cắt nốt. Họ thay vào một đoạn văn mô tả lễ quốc tang của ông vời bài diễn văn tán dương ông, do người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội đọc.
Cũng có nhiều điểm “sai sót” về dịch thuật từ phía Hà Nội, một số từ mà các nhà biên tập Việt Nam có thể hoặc vô tình hay cố ý hiểu sai, ví dụ như từ “ký giả ma”, “phản bội”, “hối lộ”, “lừa lọc”, “khủng bố”, “tra tấn”, “các tổ chức mặt trận”, “dân tộc thiểu số” và “trại cải tạo.”… Cụm từ so sánh chủ nghĩa cộng sản là một “đấng tối cao thất bại” cũng bị cắt. Đoạn văn ông Ẩn tự cho mình là một một bộ óc Mỹ nằm trong một thân thể Việt cũng không được xuất hiện. Thật sự, họ đã cắt bỏ tất cả mọi câu chuyện nói đùa của ông Ẩn, kể cả việc ông phân tích vì sao cộng sản lại thay thế lực lượng cảnh sát quốc gia của Ngô Đình Diệm bằng lực lượng cảnh sát của họ. Cuối quyển sách, toàn bộ các trang ghi chú và nguồn trích dẫn biến mất hết.
Điều đó cho thấy, sự thay đổi xảo trá nhất là mức độ ngôn ngữ. Ông Ẩn sinh ra ở ngoại ô Sài Gòn. Ông ta là người miền Nam. Nhưng ngôn ngữ miền nam và khác biệt về văn hóa đã bị lấy ra và thay thế bằng ngôn ngữ của người miền bắc vào Sài Gòn năm 1975. Kiểm duyệt được dùng để kiểm soát chính trị và củng cố quyền lực, nhưng trong trường hợp này thì kiểm duyệt được dùng để kiểm soát trí nhớ, lịch sử và ngôn ngữ.
Tôi không ngại khi chia sẻ những sự việc này. Trong khi đó, các tác giả Việt Nam bị ép phải im lặng và bị tù đầy và còn nhiều những sự chịu đựng khủng khiếp hơn. Tôi chỉ đơn thuần làm nổi bật lên thêm sự thật của một chế độ độc tài có ý bảo vệ sự độc quyền của họ. Ở Việt Nam, cả quá khứ lẫn cách mà người ta nói về quá khứ cũng là tài sản quốc gia.

                                                                          (Theo Thomas A. Bass – Washingtonpost)

Tin bài liên quan:

VNTB – Cuộc chiến trên chiến tranh Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB- Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 có gì khác biệt sau 71 năm?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đường Tàu điện Trung Quốc: tuyến đường đầy tranh cãi của Hà Nội

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.