VNTB – Không lẽ chỉ đọc mỗi cái tựa?

VNTB – Không lẽ chỉ đọc mỗi cái tựa?

Lê Tự Do

(VNTB) – Những từ khóa tìm kiếm nào nhiều nhất, tin tức nào nóng nhất… được các chuyên gia truyền thông phân tích và rồi các công ty quảng cáo trực tuyến biết phải làm gì để SEO…

 

Hiện nay, có một số ý kiến trên cộng đồng mạng cho rằng nhiều cơ quan báo chí, truyền thông đã đưa thông tin không rõ ràng, hoặc cắt xén, bóp méo thông tin.

Có thể nói, đặt đầu đề là việc làm có tính chất quan trọng của bài báo. Bài báo rất hay nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc giả. Và việc đặt đầu đề để độc giả tò mò, xem hết một bài báo, là điều hoàn toàn không dễ dàng.

Theo một kết quả điều tra xã hội học thì những nhà báo được hỏi cho rằng chỉ có khoảng 30% tít đặt hay. Đồng thời họ cũng cho rằng đặt tít hay không phải là khâu đơn giản, mặc dù cố gắng nhưng chưa chắc đã có kết quả tốt.

100% những nhà báo được hỏi đều công nhận luôn có hứng thú đọc những bài báo có tít hấp dẫn, có 18% số người được hỏi nói họ không thường xuyên cố gắng đặt tít hấp dẫn. Cũng theo kết quả này thì có tới 80% số người thích tít báo hấp dẫn về phương diện nội dung và 20% thích tít báo được trình bày hấp dẫn.

Về thao tác đặt tít thì có 35,4% lo khái quát nội dung bài, 29,16% muốn “mạ” cho tít hấp dẫn, 27,08% thích hể hiện phong cách cá nhân độc nhân độc đáo và chỉ có 8,3% chú tâm tìm ngôn từ cho tít.

Cũng theo một ý kiến thì: “Thời buổi tràn ngập thông tin, người đọc thường chỉ lướt qua cái tít (đầu đề) chữ to in đậm mà thôi. Vì vậy thủ thuật bẩn của báo chí và mạng xã hội là bất chấp nội dung, rút cái tít sao cho đánh mạnh vào cảm xúc là đủ dẫn dắt dư luận xã hội thật rồi”.

Cái gọi là tít tựa giật gân, nhằm thu hút độc giả, có thể nói, hoàn toàn không thể gọi là thủ thuật bẩn. Cầm một tờ báo, giữa một “rừng” thông tin, thêm vào đó là giới hạn khoảng thời gian, nếu tựa đề bài nào cũng giống bài nào, tựa nào cũng chung chung. Liệu chăng, độc giả có đủ hứng thú ở đọc bài báo đó? Thậm chí, liệu chăng, độc giả có thèm “để ý” đến nội dung đó?

“Là một độc giả, nếu so sánh hai cái tựa “Môn lịch sử thành môn tự chọn cho bậc trung học phổ thông từ lớp 10” với “Xếp lịch sử là môn tự chọn chẳng khác nào xóa sổ” hay “Học sinh tự chọn môn học: liệu có bị định hướng?, với riêng cá nhân tôi, hai cái tựa sau, sẽ thu hút cái tò mò của người xem nhiều hơn, bởi cái tựa đầu đã quá rõ ràng rồi”, anh Minh, một độc giả ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ suy nghĩ cá nhân.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, việc đặt tít tựa không rõ ràng, không cụ thể sẽ trở thành “dẫn dắt” dư luận. Cứ tạm cho là đúng, chẳng lẽ, độc giả chỉ xem mỗi cái tựa?

Nhớ lại cái thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô cũng dạy: “Văn hay chẳng luận đọc dài, chỉ đọc mở bài đã biết văn hay”. Để trở thành một bài báo, lẽ tất yếu không chỉ có mỗi cái tựa, mà còn mở đầu (sa-pô đầu), còn một loạt những vấn đề phía sau.

Bên cạnh đó, còn là vai trò và trách nhiệm của phóng viên, của thư ký tòa soạn, của tổng biên tập. Nếu cái tựa không thu hút sự tò mò, sa-pô đầu không hấp dẫn (mở bài không hấp dẫn), liệu rằng, được bao nhiêu người sẽ tập trung đọc đến hết?

“Theo mình nghĩ, để đặt được cái tít tựa thu hút người xem, không chỉ là báo giấy mà còn trên các phương tiện truyền thông khác, là điều hoàn toàn không dễ dàng. Theo như một người quen của mình, ông ấy chỉ nhìn vào cái tít tựa rồi phán báo này, đài nọ nói sai bét, bịa đặt xuyên tạc; nhưng lại chẳng bao giờ chịu khó đọc cho hết cái bài, xem nó như thế nào. Vậy có khác gì đánh giá con người vội vàng chỉ qua vẻ bề ngoài đâu?”


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)