Việt Nam Thời Báo

VNTB – Kinh tế Việt Nam vẫn lệ thuộc Trung Quốc trong 15 năm nữa?

Ngọc Thái (VNTB) Ngân hàng HSBC cho biết, từ nay đến 2030, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu sự chi phối của Trung Quốc thông qua hoạt động nhập siêu. Trong đó, lớn nhất là máy móc để thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm đến 1/4. Sau đó là nguyên vật liệu dệt may và nguyên liệu gỗ, thiết bị CNTT – viễn thông.


Ngoài ra, HSBC cũng cho biết, năm 2030 Trung Quốc cũng trở thành đối tác xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thay vì Mĩ hiện nay.


Bóng đè nhập siêu 15 năm kế tiếp
Điều này cho thấy, TPP có thể giúp cho Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may và giàu dép chủ đạo nhưng không thể khiến cho Việt Nam bức phá khỏi Trung Quốc về mặt kinh tế. Và với cơ cấu xuất nhập khẩu như vậy, 15 năm tới Việt Nam vẫn là một nền kinh tế gia công, yếu kém.
Bởi tính đến nay (2015), Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc, riêng năm 2014 nước ta nhập từ Trung Quốc lên đến con số 28 tỷ USD. Còn tính riêng 4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập siêu 10,6 tỉ USD từ Trung Quốc, gấp 3,2 lần nhập siêu cả nước và tăng 26% so với cùng kỳ.

Vấn đề nằm ở chỗ, hàng nhập từ Trung Quốc gồm nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, điện tử (60%), các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (30%), hàng tiêu dùng (10%). 

Trong khi đó, 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hướng tới thị trường Trung Quốc. Ngay từ trong quý I/2015, Trung Quốc là bạn hàng của nước ta với 11,47 tỉ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Nó nguy hại ra sao?

Kinh tế Việt Nam không những yếu thế, mà còn phụ thuộc nếu cứ tiếp tục duy trì “độc một thị trường Trung Quốc” trong xuất nhập khẩu. 

Thứ nhất, nó sẽ khiến Việt Nam trở thành “bãi tiêu thụ” hàng kém chất lượng, độc hại từ Trung Quốc.
Thứ hai, với 90% là hàng nguyên liệu, máy móc đã đặc tả được bản chất nền kinh tế chủ yếu là gia công và không có ngành công nghiệp phụ trợ sẽ khiến kinh tế Việt Nam trở thành “xưởng sản xuất” của Trung Quốc ngoài lục địa.

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 1/2015. Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Thứ ba, với nền kinh tế èo uột trước sức ảnh hưởng của Trung Quốc, những biến cố Biển Đông trong tương lai sẽ đem lại sự khủng hoảng không thể vực dậy cho nền kinh tế – xã hội Việt Nam gấp nhiều lần, nếu chẳng may Trung Quốc bóp thắt “xuất nhập khẩu” với Việt Nam.


TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương từng khẳng định: “Chúng ta không thể không hợp tác trong kinh tế với Trung Quốc, nhưng phải tỉnh táo để có một mối quan hệ cân bằng.” 

Tin bài liên quan:

Nhập siêu gần 1 tỷ USD trong tháng 2

Phan Thanh Hung

Tháng 6, cả nước nhập siêu thêm 700 triệu USD

Phan Thanh Hung

FDI là nguyên nhân khiến Việt Nam nhập siêu lớn từ Hàn Quốc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo