Vào tháng 2 năm 1995, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng tham dự một phiên điều trần về người tị nạn toàn cầu và thảo luận với ông Grover Joseph Rees, Cố vấn cấp cao của Nghị sĩ Christopher Smith. Cuộc thảo luận này dẫn đến việc Nghị sĩ Smith đề xuất sửa đổi luật nhằm cấm tài trợ cho việc hồi hương cưỡng bức người tị nạn Việt Nam, trừ phi họ bị từ chối cấp quyền tị nạn bởi các viên chức Hoa Kỳ. Sửa đổi này mang lại hy vọng cho khoảng 40.000 người tị nạn Việt Nam đang ở trong các trại tỵ nạn, mặc dù vấp phải sự phản đối từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Theo TS Nguyễn Đình Thắng kể lại:
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngay tức khắc chống lại mãnh liệt điều khoản tu chính của DB Smith. ĐS Rees tường thuật: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2274-ky-tich-cuoi-chuong-su-thuyen-nhan-buoi-dieu-tran-dinh-menh.html
“Điều xảy ra sau đó, khiến tôi ngạc nhiên và thất vọng, là một cuộc chiến dữ dội trong đó một số tổ chức tị nạn nổi tiếng đứng về phía Bộ Ngoại Giao – và về phía các tổ chức chống nhập cư như Liên Đoàn Cải Cách Nhập Cư Hoa Kỳ – để phản đối điều khoản chống hồi hương của Ông Smith.”
Không khó hiểu. Để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Hành Pháp của Tổng Thống Clinton không muốn tiếp tục các chương trình tị nạn kể cả chương trình HO, con lai, và thuyền nhân vì chúng vô hình trung xác nhận tình trạng đàn áp còn nghiêm trọng ở Việt Nam. Bộ Ngoại Giao còn viện lẽ chính phủ Hoa Kỳ đã tham gia chương trình CPA; điều khoản chống CPA của DB Smith sẽ làm cho Bộ Ngoại Giao gặp mâu thuẫn với quốc tế.
Để thuyết phục các nhà lập pháp, Bộ Ngoại Giao chỉ ra rằng ngay cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cũng chia rẽ thành bên ủng hộ và bên chống đối điều khoản chống CPA. ĐS Rees giải thích rằng bên ủng hộ là cả cộng đồng, còn bên chống đối chỉ có một người.
Người Việt duy nhất chống đối
ĐS Rees giải thích rằng bên ủng hộ là cả cộng đồng, còn bên chống đối chỉ có một người:
“Tôi đã rất ngạc nhiên về điều này, bởi vì vào thời điểm đó, tôi đã nhận được hàng trăm cuộc gọi và thư từ người Mỹ gốc Việt ủng hộ lập trường của chúng tôi và không có ai phản đối; còn bằng chứng về ‘sự chia rẽ trong cộng đồng’ – quả vậy, bằng chứng duy nhất từng được trích dẫn cho tôi biết – đó là Tiến sĩ Khoa rất được kính trọng và tổ chức SEARAC của ông là những thành phần phản đối điều khoản của DB Smith và cho rằng các lập luận của chúng tôi chống lại CPA là cường điệu.”-Trong thời điểm đó Lê Xuân Khoa là giám đốc SEARAC.
ĐS Rees nói không sai. Ông Lê Xuân Khoa xem cuộc đấu tranh chống cưỡng bức hồi hương thuyền nhân không chỉ vô vọng mà còn có hại.
Ngày 15 tháng 2, 1995, chỉ vài hôm sau khi DB Smith đưa ra điều luật chống CPA, Ông Lê Xuân Khoa phổ biến “Thơ gửi người trong trại tị nạn Đông Nam Á”:
“Nay thì tất cả những người bênh vực cho tị nạn (refugee advocates) đều nhận thấy rằng những phương cách đấu tranh và đòi hỏi như trước đây không những sẽ không có hy vọng thành công mà nhiều khi có thể gây hậu quả trái ngược.”
Ông Lê Xuân Khoa căn dặn thuyền nhân ở các trại cấm chớ hy vọng hão và phải chấp nhận hồi hương như một thực tế không thể tránh né:
“… những hoạt động thực tế và cần thiết nhất trong giai đoạn này là cố gắng vớt vát những trường hợp đã được InterAction đề nghị cứu xét, đồng thời mở rộng các chương trình bảo vệ và giúp đỡ những người đã và sẽ phải trở về nước.”
Những trường hợp “vớt vát” mà InterAction đề nghị chính là số 500 hồ sơ mà ĐS Rees nói đến khi thuật lại buổi họp với Ông Lionel, Ông Lowman và tôi.
Cũng trong “Thơ gửi”, Ông Lê Xuân Khoa đốc thúc cộng đồng người Việt hải ngoại ngưng chống cưỡng bức hồi hương:
“Để cho các hoạt động thực tế và cần thiết nói trên có thể đạt được kết quả tích cực, cộng đồng người Việt hải ngoại cần tuyệt đối tránh việc gửi đi những tin tức hoặc những tín hiệu sai lạc, đem lại cho đồng bào những hy vọng sai lầm, do đó gây nên những hậu quả tai hại cho nhiều gia đình, nhất là cho những người quá tuyệt vọng.”
Những “tín hiệu sai lạc, đem lại hy vọng sai lầm” ấy là tin mừng tôi vừa loan báo về điều luật chống CPA, cho phép 40 nghìn đồng bào thuyền nhân khấp khởi hy vọng rằng trước mặt họ không chỉ là ngõ cụt cưỡng bức hồi hương.
Thành công muộn màng
Dùng một người Việt có uy tín làm nhân chứng, Bộ Ngoại Giao tìm mọi cách đánh bại điều luật chống CPA của DB Smith, từ Hạ Viện đến Thượng Viện, từ hội nghị lưỡng viện đến Tòa Bạch Ốc. Khi Bộ Ngoại Giao rốt cuộc thay đổi lập trường, hợp tác với DB Smith để cho ra đời chương trình ROVR, 15 tháng đã trôi qua. Giá phải trả là nhiều nghìn đồng bào thuyền nhân đã lỡ hẹn vì bị hồi hương trước đó. Họ vĩnh viễn mất cơ hội đến tự do.
Tuy muộn màng, chương trình ROVR không chỉ là một kỳ tích trong lịch sử thuyền nhân Việt Nam mà còn là sự kiện chưa từng có trong lịch sử định cư tị nạn của Hoa Kỳ. DB Smith ôn lại kỳ tích này tại buổi điều trần ở Quốc Hội ngày 11 tháng 4, 2013 mà ông chủ toạ:
“Tôi nhận thấy Ts. Thắng đang có mặt ở đây, và tôi có một nhận định về ông ấy trong những năm của thập niên 1990. Khi tôi trở thành Chủ Tịch của Tiểu Ban Nhân Quyền, Ts. Thắng đến văn phòng của tôi và nói rằng, đây là thông tin về tình trạng nhân quyền, chính xác là liên quan đến người tị nạn ở một số trại bao gồm trại High Island ở Hồng Kông và một số nơi khác sắp sửa bị cưỡng bức hồi hương về lại Việt Nam, nơi mà họ có nhiều rủi ro phải đối diện với số phận nghiệt ngã và nhiều người sẽ bị bỏ tù. Tôi đã tổ chức, như là kết quả trực tiếp của nỗ lực vận động của Ts. Thắng, và tôi nhớ rõ, 4 buổi điều trần…
“Sau các buổi điều trần đó, tôi đưa ra điều khoản tu chính, cũng theo sự hướng dẫn của Ts. Thắng, quy định không được dùng tiền của Hoa Kỳ để cưỡng bức hồi hương bất cứ người nào… Như là kết quả trực tiếp, chương trình ROVR được thiết lập.
“Và, thật tình tôi muốn cảm ơn Ts. Thắng vì Ông chính là người đã làm cho chương trình này được thiết lập, một nhà vận động nhân quyền, và tổ chức BPSOS của ông. Ông chính là người tạo ra sự khác biệt cứu gần 20 nghìn người tị nạn mà lẽ ra đã phải hồi hương trái với ý muốn của họ”
Trong một lần nói chuyện với một nghệ sĩ nổi tiếng và từng tham gia trong các chương trình tị nạn của người Đông Nam Á, ông cho phóng viên VNTB biết.
“Thế giới nó mệt mỏi quá rồi. Nó không thể nhận thêm được cái thằng Asylum, cái thằng ở bên kia bờ đại dương. Thái Lan, Hồng Kông, Mã Lai. Nó bảo, các anh thế giới tự do, cứ bảo tôi nhận. Mà ai nuôi, ai lo. Nó tràn ngập đất nước tôi. Mà rồi các nước khác không nhận. Cho nên nó phải họp với Geneva. Để nó chấm dứt cái chương trình thuyền nhân. Và muốn chấm dứt thuyền nhân, nó phải đưa ra chương trình ODP. Thế mà lối thoát là thôi, anh đừng đi đường biển, Tôi sẽ cho anh đi trật tự. Thế rồi anh đi về đi. Khi nó đưa ra cái chính sách đó đó thì cái ngày đó, số người đi vượt biển lên gấp đôi, gấp ba. Và tại vì người ta biết là sẽ đi đến trước khi mà cái quyết định này nó đưa ra ..Thanh lọc là một cách để nó từ chối lịch sự. Mười người thanh lọc thì cho có một đậu à. Đấy, thế thì khi nó thanh lọc ra rồi đó, thì nó bảo rồi. Mấy anh rớt rồi, anh nào tự nguyện hồi hương thì mai mốt tôi cho có cơ hội được đi qua lại, thì không ai tin, kể cả tôi cũng đừng có tin. Nhưng người tin là ông Khoa, tại vì ông Khoa là ông làm sát với tội Bộ Ngoại giao. Lúc đó, cái chức vụ lớn là ông làm cho SEARAC là một cái cánh tay phải của vấn đề định cư, Cho nên ông ấy biết. Ông biết mà chưa thế. Họ lại còn có một cái ngân quý để định cư những người này ở Việt Nam. Cho nên ông ấy biết, chứ không phải là ông ấy xấu, không phải là ông là người hèn mà cứ đẩy đồng bào về. Vì ông nhìn thấy là ở đây cũng chẳng làm gì thôi.
Từ một Video ngày 2 tháng 2 năm 2018, ông Lê Xuân Khoa cho biết:
Thế còn đến cái chương trình ROVR (24:47) thì là cái chương trình không ai ngờ được, mình tưởng là HO là xong rồi.
Nhưng mà cái ROVR nó xảy đến chỉ vì có cái chuyện là phải hồi hương. Mà chúng ta công nhận trong cái chuyện hồi hương có rất nhiều người bị oan, bởi vì trước cái chuyện hồi hương nó có vấn đề thanh lọc. Chúng ta biết chương trình thanh lọc đầu tiên tại Hồng Kông và đến tất cả các nước Đông Nam Á khác, nó theo cái giải pháp là những người nào mà qua được cái tiến trình thanh lọc thì được công nhận là tị nạn thì được đi.
Còn tất cả những người bị bắt, tị nạn là phải hồi hương hết dù rằng là phải cưỡng bách thì cũng phải về.
Thế chúng tôi theo dõi rất sát cái tình hình đó thì thấy rằng là cái tiến trình thanh lọc nó có rất nhiều bất công trong đó. Có rất nhiều người tị nạn là tị nạn chính thức gọi là bona fide refugee mà rồi thì vẫn phải bị hồi hương thì chúng tôi mới phải lập một cái chương trình đặc biệt như vậy. Từ đó nó mới nảy sinh cái chương trình, cái chương trình đặc biệt chúng tôi đưa ra rất sớm là khi đó là chúng tôi đưa ra cái chương trình nó họp ở bên Phi Luật Tân, một cái hội nghị quốc tế họp Phi Luật Tân thì chúng tôi đưa ra cái vấn đề rằng là cái danh từ lúc đó chúng tôi gọi là Khu Vực Xám, xin định cư cho một khu vực xám. Gọi là khu vực xám, tức là nửa trắng nửa đen, tức là nó vừa nửa, nó là tị nạn nhưng mà nó lại bị công nhận không phải là tị nạn, cho nên nó là tị nạn mà không phải tị nạn, chúng tôi không thể tranh đấu cho tất cả toàn thể người tị nạn được nữa, vì nó là không tưởng, làm cho đó thì đương nhiên bác bỏ là lập tức, nhưng bây giờ mình focus vào trong cái thành phần mình gọi là Khu Vực Xám là chỉ những người oan uổng thì nó dễ tranh đấu. Và vì thế mà ngay công cuộc đó chúng tôi phải mất mấy năm trời vận động và sau đó đi đến vấn đề là nhờ được cái hỗ trợ của hơn 100 cái tổ chức của người Mỹ cùng với SEARAC mà chúng tôi làm chủ tịch của một cái Ủy ban đặc biệt đó, điều đình làm việc với Bộ Ngoại giao Mỹ trong hơn 3 năm trời, đến đó mới được Chính phủ chấp nhận cái chương trình ROVR. …Bây giờ cái con số tôi không nhớ rõ lắm nữa bởi vì sau mấy chục năm, nhưng mà con số nó nằm trong cái biên bản hết mà chúng tôi sẽ để ghi trong cuốn sách, chỉ biết là cái số người mà về nước cũng phải là đến mấy chục ngàn người về nước và cái con số ROVR mà ra đi tính cho bắt đầu được chấp thuận ra đi năm 1994-95 cho đến 2-3 năm sau thì là cái con số đó lên tới 10 mấy ngàn người kể cả gia đình của họ nữa thì đấy là một cái chương trình hết sức thành công là bởi vì đã về tới Việt Nam rồi cái vấn đề rất khó khăn là về tới Việt Nam rồi mà làm sao vào tới Việt Nam để đem những người đó từ Việt Nam qua thì đấy là cái lúc đầu đó Việt Nam họ chống một cách kịch liệt, ..
– Kỳ sau: Bộ Ngoại Giao và Ông Lê Xuân Khoa hiệp sức nhằm đánh bại điều luật chống CPA của DB Christopher Smith
_____________________
Tham khảo:
Bản lập trường của BPSOS: https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/11/CPA-problems-and-solution-BPSOS-May-1995-1.pdf
Bản lập trường của SEARAC: https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/11/The-Bridge-Summer-1995.pdf
Văn thư DB Smith gửi DB Gilman ngày 27 tháng 3, 1995: https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/11/Smith-to-Gilman-re-trip-to-Thailand-and-Hong-Kong.pdf
Văn khố Quốc Hội về cuộc tranh luận bỏ phiếu tại Uỷ Ban Đối Ngoại ngày 19 tháng 5, 1995: https://www.congress.gov/congressional-report/104th-congress/house-report/128/1
Văn Văn khố Quốc Hội về cuộc tranh luận bỏ phiếu tại Hạ Viện ngày 24 tháng 5, 1995: https://www.govinfo.gov/content/pkg/GPO-CRECB-1995-pt10/pdf/GPO-CRECB-1995-pt10-5-2.pdf
Bài báo Washington Post ngày 24 tháng 5, 1995: https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/11/Washington-Post-05-24-1995.pdf
Phát biểu của ĐS Rees tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ: https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/11/Rees-remarks-on-CPA-ROVR-2009.pdf
Lịch sử bỏ phiếu Luật Chuẩn Chi Ngân Sách Đối Ngoại, H.R. 1561: https://www.congress.gov/bill/104th-congress/house-bill/1561/all-actions
https://www.youtube.com/watch?v=_dhQkLleskQ Lê Xuân Khoa về ROVR