VNTB – Lại nói chuyện lý lịch

VNTB – Lại nói chuyện lý lịch

Nguỵ Hữu Tâm

 

(VNTB) – Lý lịch là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng sao nó lại nặng nề như vậy ở nước ta? 

 

Ở bất cứ đâu trên thế giới (loài người, dù độc tài hay dân chủ thì cũng vậy!) này, cái lý lịch là hết sức quan trọng, vì nó là thứ nói lên nhân thân người có liên quan, dù đến xin việc ở hãng tư nhân hay đến bất cứ cơ quan công quyền nào, cứ hệt như cái … dấu vân tay vậy!

Thế nên vừa đọc bài của Lý Trực Dũng „Lý lịch… tôi cũng từng bị hỏi lý lịch“, tôi thấy phải góp thêm một ý, vì nó liên hệ đến chính bản thân tôi, coi như một thông số thêm để bạn đọc tham khảo, nhất là bạn đọc trẻ, đi mấy nước, sống qua mấy chế độ như bọn…già chúng tôi.

Cứ luôn nghĩ mình trẻ thế mà tôi cũng đã từng trải đến thế rồi!!!

Còn về câu chuyện lý lịch mà tôi muốn kể lại ở đây, nó là như sau:

Lý lịch của tôi thì bây giờ nhiều người biết, tôi xin miễn bàn. Thế nhưng xin nhắc lại câu chuyện mà tôi là con mà chẳng hề được xem bức ảnh cưới bố mẹ chính mình, thì bạn đọc tưởng tượng ra  ngay, cái thời cộng sản ma mị trước „giải phóng Miền Nam“ nó ghê sợ đến thế nào, nhưng may quá, qua đi thế là đến nay cũng đã…46 năm rồi.

… Tôi vốn hay tự hào kể với vợ hai… (rưỡi theo định nghĩa của cá nhân tôi, N.H.T.) rằng, „thời xưa, lẽ ra tôi cũng đã được kết nạp đảng, bởi vì 1977 cầm cái bằng tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp HUB danh tiếng nhất CHDC Đức thời trước và bây giờ sau khi đã thống nhất nước Đức chẳng thể mà kém cạnh gì. Vì là đại học lớn nhất thủ đô nước Đức thống nhất với vai trò càng ngày càng gia tăng trên trường quốc tế, được nhận ngay quyết định phó phòng (cu trưởng phòng) mà mọi người hay nói đùa là… phá phòng, chỉ chờ vào đảng là được cắt cu ngay, đã nhiều lần được dự kết nạp đảng,… nhưng vì kiêu căng mà không vào thôi.

Vợ tôi (cũng phải tự hào mà kể ra rằng), nhà ra thế ra trò, các cụ xưa vốn là chủ khu đất mà sau này rất nổi tiếng Hà thành vì khu đất đó mối liên quan tới vụ Khánh Trắng ở Chợ Long Biên, mà chắc những người lứa tôi hay sau tôi một, hai chục năm chưa quên. Ông bố vợ tôi vốn đã theo học Y Việt Bắc thời Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, đã từng đi thực tập sinh khoa học ở Saint-Petersburg, rồi cán bộ cấp vụ ngành Quân Y. Chỉ vì quá thẳng tính mà suốt đời bố vợ tôi chỉ đeo lon đại tá, không lên tướng được – mà ngày nay Việt Nam ta nhiều tướng nhất thế giới, tôi nhớ nếu không lầm thì chỉ trong một, hai năm vừa qua mà phong đến … 500 tướng, chỉ duy nhất có điều là, khi nhắc đến Tàu là „nãnh đạo ta“ lại phải nhắc đến… „bạn núi liền núi sông liền sông“.

Bản thân cô ấy, vì lý lịch như thế mà phấn đấu rất ghê, vào đảng ngay sau khi ra trường Y, rồi làm bí thư chi bộ nhiều năm để sau đó làm chi ủy viên cơ quan cho tận tới khi cầm sổ hưu) – chỉ cười nhạt mà bảo:

„Anh biết đấy, bao nhiêu năm làm công tác đảng mà em chẳng biết cái đảng này ư, nhất là công tác nghiệp vụ tổ chức của nó, và ông TBT hiện nay thậm chí phải là giáo sư ngành xây dựng đảng cơ mà!

Đang thời kỳ chiến tranh gay go đến tột bực, ông cậu ruột anh làm đến đại tá, tỉnh trưởng Cần Thơ, thành phố lớn thứ nhì Miền Nam. Giả dụ cứ như các sếp và chi bộ cơ quan anh có ưu ái kéo anh vào bè để xét kết nạp anh chăng nữa, thì khi đưa lý lịch anh với cái tình tiết trên, bố ai dám kết nạp anh!“…

Lại nhớ lại, cậu em ruột tôi, đang học đại học thì đúng một năm trước „giải phóng“, tổng động viên, vì đang học Lý, nó được làm lính radar, 1975 giải phóng, tình cờ nó đóng ở Sân bay Trà Nóc, tôi cũng có vào thăm. Nó cũng ngoan ngoãn …như, hay chắc chắn còn hơn tôi nhiều, nên được cấp trên xét cho đi học sĩ quan, các cán bộ ra Bắc tìm hiểu, trong khi bạn bè nó „được“ ở lại quân đội để được tiếp tục thăng quan tiến chức, thì nó „phải“ ra quân với hàm binh nhì. Chỉ vì cái „lý lịch“ chết tiệt đó.

…Nhưng nó được lại cái may về trường học tiếp để sau đó còn được đi „nghiên cứu sinh CHDC Đức“, để 1989 khi bức tường đổ – „die Wende“, xin sang tỵ nạn ở Hof, thị trấn biên giới nhỏ và nghèo nhưng vốn thuộc CHLB Đức, để nay có thẻ xanh đường hoàng, điều mà nhiều người Việt ta vẫn hằng mơ ước.

Thế mới biết cái lý lịch thời xưa nó quan trọng thế nào, nhưng cũng chính cậu em đó bảo tôi: „Người tính không bằng Trời tính“…

Âu cũng là một lời an ủi.

Nhất là đối với nước ta, dù có thoát khỏi thời gian kỳ cay đắng này thì cũng còn lâu mới thoát khỏi cái giai đoạn „hậu cộng sản“, điều mà Đông Âu và nước Nga của Putin vẫn đang mắc phải.

Và Mẽo, văn minh và mạnh nhất các nước dân chủ, chắc gì đã sướng với vụ „oánh nhau“ giữa Donald Trump với Joe Biden, và nay có đến nửa triệu người thiệt mạng vì covid 19, Việt Nam mình chỉ có trên ba chục, là niềm mơ ước của toàn thế giới!

Với lại tôi vốn là dân gốc vật lý, mà các nhà vật lý, khi về già đều mê tín cả, giỏi đến như Albert Einstein, Stephen Hawking còn chẳng thoát được, huống chi lũ hèn mọn chúng tôi!

Những ngày sau Tết Tân Sửu mùa lễ hội mà, mua vui cũng được một vài trống canh…

 

[ads_color_box color_background=”#faeded” color_text=”#444″]

Dung Ly Truc

LÝ LỊCH …TÔI CŨNG TỪNG BỊ HỎI LÝ LỊCH

Vừa gặp lai một anh bạn biết nhau từ hồi 1962-1963 do từng cùng ở trong một ký túc xá khi còn học ở Hòn Gai, Quảng Ninh. Anh ấy học trên tôi mấy lớp. Học giỏi, thông minh nhưng cũng khá lao đao vì lý lịch bởi mẹ anh ấy từng sở hữu trên một trăm mẫu đất… tất nhiên là không được đi học đai học rồi. Đi bộ đội,may có người thương tài phù trợ… nên còn sống và còn lên được cái chức đại tá hẳn hoi.

Nhân nói chuyện lý lich, tôi nhớ 1987 trong một lần cùng một đoàn cán bộ tập huấn chính trị ở CHDC Đức chúng tôi từng hỏi một giáo sư ở trường Đảng SED về chuyện lý lịch ở CHDC Đức thế nào. Ông ta cười rồi kể: “Ở Liên Xô có 2 anh em ruột, anh trai tên Ivan, em trai tên Nicolai. Trong nội chiến Ivan gia nhập Hồng quân còn Nicolai theo bạch vệ chống lại hồng quân. Nội chiến trôi qua, cả hai anh em may mắn còn sống và cùng làm việc trong một nhà máy cơ khí. Trong khi cậu em trai Nicolai thăng tiến vù vù leo lên chức quản đốc một phâm xưởng lớn lương bổng ngon lành, có nhà đàng hoàng thì ông anh Ivan mãi cứ lẹt đẹt là công nhân. Trong một lần hop mặt gia đình, Ivan tức mình hỏi em: “Điên quá, trong nội chiến, mày là sĩ quan bạch vệ còn tao là chiến sĩ hồng quân có huân chương hẳn hoi,thế mà giờ tao vẫn chỉ là một anh công nhân quèn còn mày lại được thăng chức quản đốc. Thế này là thế nào ?” Nicolai nhìn anh cười rồi nói: “Đơn giản, lý lịch anh ghi có em trai là sĩ quan bạch vệ. Còn lý lich của em thì ghi, có anh là chiến sĩ hồng quân! Hiểu chưa?”

và tôi cùng từng được hỏi lý lịch.

Cuối 1977 lúc đang công tác tại Phòng nhà ở và công trình công cộng thuộc Vụ đầu tư của UB kế hoạch nhà nước, khi đọc danh sách được phân phối nhà ở dành cho cán bộ tiêu chuẩn cấp vụ hoặc tiến sĩ hay phó tiến sĩ của UBND Hà Nội, tôi ngạc nhiên thấy có tên Văn Tiến Trình, lúc đó là trung úy, con trai đại tướng Văn Tiến Dũng. Vợ của Văn Tiến Trình tên là D. đang cùng làm việc với tôi.Tôi cười: “Ê, D. sao chồng em chỉ mới trung úy quèn mà lại có tên trong danh sách phân phối nhà ở của Hà Nội thế này?”. Mọi người trong phòng ồ lên, đâu đâu, xem nào ? Tôi đưa bản danh sách cho họ xem. Ai cũng ngạc nhiên, xôn xao, rồi một chị lớn tuổi bảo: “D. ơi, em phải làm một con gà cúng đi chứ anh Dũng mà be chuyện này lên thì chồng em mất suất cấp nhà là cái chắc”. Cả phòng đều cười vui vẻ. Hôm đó là thứ bảy.

Sáng thứ hai, tôi bất ngờ được ông Vụ trưởng mà chúng tôi thân mật gọi là “Ba Thức” mời lên làm việc. Bình thường chúng tôi vẫn xưng hô anh em. Nhưng lần này ông ta nghiêm trang mời tôi ngồi: “Đồng chí Vụ trưởng Vụ tổ chức được Đại tướng Văn Tiến Dũng đề nghị yêu cầu chúng tôi hỏi anh vì sao anh can thiệp vào việc phân phối nhà ở của Hà Nôi liên quan đến con của đồng chí ấy?” Tôi rất dị ứng khi nghe cách xưng hô quan cách này và trả lời vì đó là nhiệm vụ của tôi và tôi được Phó chủ nhiệm UBKHNN Nguyễn Văn Hựng trực tiếp giao kiểm tra vì ông ấy là thành viên của Hội đồng phân phối nhà ở Hà Nội và tôi cũng trình bày là chuyện vui đã diễn ra hôm thứ bảy… Ông ta tiếp: “Và đai tướng Văn Tiến Dũng yêu cầu Vụ tổ chức hỏi lý lịch anh?”

Đến đoạn này thì tôi không nhịn được nữa, thẳng thừng: “Tôi không thuộc biên chế quân đội nên ông Văn Tiến Dũng là Bộ trưởng Bộ quốc phòng không có quyền hỏi lý lịch tôi. Quy định về tiêu chuẩn phân phối nhà ở cho cán bộ cấp Vụ và Tiến sĩ, phó tiến sĩ của Chính phủ ban hành không có quy định nào đặc cách cho con cán bộ lãnh đạo như trường hợp Văn Tiến Trình con ông Văn Tiến Dũng. Nếu cần tôi sẵn sang đi gặp một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị khác có cương vị cao hơn ông Văn tiến Dũng để báo cáo về vụ việc này.” Ông Vụ trưởng của tôi im luôn…

Khi trở về phòng làm việc, anh trưởng phòng và vài anh em thân tôi có hỏi chuyện nên tôi có kể cho họ nghe. Vì vậy vụ này có lan truyền ít nhiều trong cơ quan UB Kế hoạch nhà nước. Tôi cũng được biết ông Vụ trưởng Vụ tổ chức lúc bấy giờ từng là cơ sở cách mạng của ông Văn Tiến Dũng Văn Tiến Dũng thời chống Pháp. Sau đó ông Vụ trưởng của tôi không hề đã động đến chuyên này nữa, im lặng như không hề có chuyện gì xảy ra và tôi cũng không biết có ai kiểm tra lý lịch của tôi hay không.

[/ads_color_box]


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)