Việt Nam Thời Báo

VNTB- Làm sao ‘huy động’ nếu USD trong dân sắp cạn?

Minh
Quân
(VNTB)
Dù là in tiền ồ ạt, câu hỏi còn lại là
liệu Ngân hàng nhà nước có “gom” được USD đủ để phục vụ dự trữ ngoại hối cho
nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài hay không.


Như muốn thỏa mãn đòi hỏi của thủ
tướng Phúc, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng khẳng định đã có
các giải pháp để huy động nguồn lực vàng, USD trong dân. Ô  ng Hưng còn cho biết các giải pháp điều hành
vĩ mô tổng thể những năm qua là “rất trúng”, nhờ đó nguồn lực ngoại tệ đã chuyển
hóa thành VND.
Đồng quan điểm với ông Lê Minh Hưng,
một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng giải pháp tốt nhất để huy động USD là
tăng lãi suất huy động loại ngoại tệ này.
Cần nhắc lại, từ thời Thống đốc
Nguyễn Văn Bình, lãi suất huy động USD tại các ngân hàng đã bị ép về 0% như một
liệu pháp để “bình ổn tỷ giá”. Từ đó đến nay, USD lại là kênh ít sinh lời nhất so
với các kênh đầu cơ khác như chứng khoán, bất động sản. Trong tình hình nguồn
cung USD có vẻ dôi dư và USD kém sinh lời, nhu cầu nắm giữ USD của người dân
không còn lớn như những năm trước. Đó cũng là cơ hội vàng để Ngân hàng nhà nước
tung tiền “gom” USD.
Con số “gom USD” mới nhất được Thống
đốc Lê Minh Hưng công bố là gần 10 tỷ USD trong năm 2016, đưa kho dự trữ ngoại
hối của Việt Nam lên đến 41 tỷ USD. Một phần lớn trong con số gần 10 tỷ USD mua
vào được xác định từ nguồn trôi nổi trong dân chúng.
Nhưng một câu hỏi lắt léo là trong
bối cảnh ngân sách đang lâm vào tình thế bĩ cực, chẳng hạn kỳ họp quốc hội
tháng 5 – 6 năm 2017 đã không thể tìm ra dù 18 ngàn tỷ đồng làm kinh phí bồi
thường giải tỏa cho dự án sân bay Long Thành, Ngân hàng nhà nước lấy đâu ra hơn
200 ngàn tỷ đồng để “gom” gần 10 tỷ USD?
Câu trả lời đơn giản nhất và có lẽ
chẳng còn giải đáp nào mang tính thuyết phục hơn: in tiền.
Có nghĩa là Ngân hàng nhà nước có
thể đã chấp nhận hậu quả lạm phát thực tế (chứ không phải chỉ số lạm phát theo
báo cáo chỉ chưa đầy 4%/năm) để in tiền. Thậm chí còn in ồ ạt để bung ra mua
USD trôi nổi.
Vào giữa năm 2017, trong bối cảnh tỷ
giá USD quá ổn định ở Việt Nam, trong khi quốc gia này lại phải nhập siêu lớn
từ không chỉ “bạn truyền thống” Trung Quốc (khoảng 50 tỷ USD/năm) mà cả từ Hàn
Quốc (khoảng 16 tỷ USD/năm), giới quản lý nhà nước thực sự đầu sốt ruột và phải
bàn tới biện pháp “kích thích xuất khẩu” bằng cách đẩy cao tỷ giá trung tâm và
do đó tăng tỷ giá USD chợ đen, chấp nhận “kích thích lạm phát” – một cách nói
của kinh tế học.
Tuy vậy, dù là in tiền ồ ạt, câu hỏi
còn lại là liệu Ngân hàng nhà nước có “gom” được USD đủ để phục vụ dự trữ ngoại
hối cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài hay không.
Theo ông Võ Văn Châu, Tổng giám đốc
Ngân hàng Kiên Long, với lãi suất tiền gửi 0%, lâu nay người dân vẫn gửi USD
vào ngân hàng rồi ngay sau đó, họ lại thế chấp sổ tiết kiệm để vay lại VNĐ với
lãi suất 4%-5%/năm, tiếp tục gửi tiết kiệm VNĐ với lãi 6%-7%. Như vậy, người
gửi USD đã có mức sinh lời 2%/năm.

Vậy là giới kinh doanh và phân tích
đặt dấu hỏi: nếu mọi việc đang diễn ra như ông Châu nói, thì cho đến nay các
ngân hàng thương mại vẫn đang huy động USD với mức lãi suất là 2%. Do đó, việc
tăng lãi suất huy động USD lên 0,25-0,5% chỉ là bước đi nhằm dần dần hợp thức
hóa những gì mà các ngân hàng thương mại đang làm, chứ không thể tăng huy động
thêm USD cho nền kinh tế. Việc dự trữ ngoại hối chỉ tăng từ 41 tỷ USD lên 42 tỷ
USD trong 6 tháng đầu năm 2017 cũng cho thấy, lượng USD nằm dưới gối của người
dân có thể chẳng còn nhiều để “tìm mọi cách huy động”.

Tin bài liên quan:

VNTB- Bước đường trốn chạy

Phan Thanh Hung

VNTB – Những cái tát từ Việt Nam

Phan Thanh Hung

Venezuela : Thất bại của mô hình « Xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 »

Phan Thanh Hung

1 comment

Nặc danh 22.07.2017 7:29 at 07:29

Huy động usd bằng in tiền cũng có nghĩa là lạm phát, là trượt giá, là thâm hụt ngân sách, là nợ công tăng cao, là nợ xấu ngân hàng …. là tự dầu độc, tự giết mình.
Cướp của dân, cướp của thị trường thì thị trường lập tức tự chuyển đáp trả tiết độc huỷ diệt thể chế.
Nhân nào quả ấy chẳng có gì lạ.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.