Việt Nam Thời Báo

VNTB- Lao động Việt sang Thái: Làng quê không đủ người khiêng quan tài

Kiều Phong


(VNTB) – Hai thập kỷ trở lại đây, nông thôn miền Trung Việt Nam chứng kiến một nghịch lý. Đó là, nhà hai, ba tầng vẫn cứ mọc lên giữa miền quê Thanh- Nghệ – Tĩnh, nhưng chỉ có các ông bà già và đàn cháu nheo nhóc sống trong đó. Bố mẹ và các anh chị trong độ tuổi lao động đều đã sang  Lào và Thái Lan làm ăn.

Ở một số làng ở Diễn Châu Nghệ An hiện nay, mỗi khi có người chết là phải rất vất vả mới tìm được người đủ sức khiêng quan tài.

Bỗng nhiên vào năm 2013, quân đội Thái Lan đảo chính, hàng vạn lao động Việt buộc phải về nước. Làng quê miền Trung Việt Nam lại chứng kiến cảnh thất nghiệp chưa từng có, kéo theo xáo động xã hội. Chỉ trong mấy năm, chính sách của nhà cầm quyền Thái Lan đối với lao động nhập cư người  Việt đã thay đổi đột ngột.

Trắc trở

Thái Lan là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc chính biến. Vương quốc quân chủ lập hiến này là nơi tranh giành quyền lực quyết liệt giữa nhiều phe phái: phái thân Hoàng gia được thường dân bản địa ủng hộ, phái thân phương Tây và Mỹ được tầng lớp trí thức và thượng lưu hậu thuẫn, phái thứ ba, được hưởng nhiều nhất từ các xáo trộn xã hội là phái thân Trung Quốc, cùng với  14% dân số Thái gốc Hoa đang lũng đoạn lương thực nước này. Những cuộc đấu đá gây biến động xã hội gây ra hậu quả kinh tế không hề nhỏ. Điều đáng chú ý, dưới thời cả chính phủ dân sự của bà Ying Luck lẫn chính phủ quân sự chuyển tiếp, chủ nghĩa dân tộc đang được nêu cao hơn bao giờ hết. Các chính phủ  mong muốn một đất nước mà dân bản địa Xiêm nắm quyền hành và kinh tế thực sự, và hạn chế tối đa sự tạp chủng. Người Thái gốc Hoa vì tiềm lực kinh tế mạnh  không bị  ảnh hưởng  là mấy,  nạn nhân thực sự của lực lượng thân hữu  này là các lao động Việt. Cảnh sát địa phương lại càng phân biệt đối xử với vấn đề nhập tịch cho người Việt, họ áp dụng luật triệt để và trục xuất rất nhiều người Việt. Do đó, năm 2013 chứng kiến hàng vạn người Việt Nam phải cuốn gói khỏi đất Thái Lan.

Thái Lan  trước đây là  thuộc địa do hoàng gia Anh bảo hộ. Do đó khi Anh rút đi, Thái Lan đã tham gia vào vòng tài chính quốc tế một cách sâu sắc hơn hẳn Trung Quốc mại bản và Việt Nam kinh tế vỉa hè. Vào thời điểm đó giá lao động ở Thái Lan khá cao. Chưa bao giờ việc kiếm tiền lại dễ dàng hơn như thế đối với các nhà tư sản Thái, kéo theo dòng người lao động nghèo đói từ Campuchia và Việt Nam, những nước mà Đảng Cộng Sản độc quyền chính trị. Khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 và những hậu quả sau những lần xuống đường ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người dân Thái cho đến tận hôm nay. Một bộ phận không nhỏ người dân Thái thất nghiệp, chính phủ Thái nhờ thượng tôn pháp luật kiểu Anh đã không giấu diếm con số thống kê trên. Phái thân hữu cho rằng việc sử dụng lao động Việt kéo theo sự sụt giảm giá lao động và gây bất ổn kinh tế. Ngày càng nhiều người Thái phải sống dựa vào kinh tế vỉa hè. Đơn cử là nghề xe ôm, ngày càng nhiều người phải làm xe ôm khiến cảnh sát phải phát đồng phục màu da cam và gắn mã số. Phụ nữ cũng làm xe ôm, biểu hiện của  thị trường việc làm thu hẹp. Những ngành nghề khác cũng vậy, thất nghiệp  kéo theo  tệ nạn đi kèm, các con số phạm pháp có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây.

Sau mỗi lần biến động, chính quyền mới thiết lập lại siết chặt kiểm soát đối với lao động nhập cư lần nữa. Thủ đô Băng-côc dường như không còn một chỗ làm ổn định cho tầng lớp lao động phổ thông ngoại quốc. Dòng lao động Việt chỉ còn hai con đường tạm coi là hợp pháp, một là về Việt Nam, hai là di chuyển từ thủ đô Băng-côc ở miền Trung xuống các tỉnh ở miền Nam như Phù Khẹt.

Gánh nặng

Hầu hết lao động Việt Nam qua Thái bằng con đường chui luồn. Họ không có hộ chiếu, hoặc nếu có thì hộ  chiếu cũng hết hạn, do đó số phận của họ tai Thái Lan bị các cò lợi dụng khi không có hợp đồng lao động. Tiếng lóng “tò hộ chiếu” dùng để chỉ việc những cò hộ chiếu ăn chênh lệch bằng cách mang hộ chiếu của đồng hương Việt Nam đến cảnh sát Thái và xin dấu gia hạn. Vì áp lực phải gửi tiền về quê  nên phần lớn người Việt cũng không tò hộ chiếu định kỳ nữa, họ nhờ các nhà xe “tò” một lần duy nhất ở cửa khẩu giữa Thái- Việt hoặc Thái- Lào-Việt. Cảnh sát Thái thừa biết người Việt hầu hết không có hộ chiếu, nên khi họ đột kích bất ngờ vào các quán bar và quán nhậu thì người Việt phải trốn đi. Điều này rất thương tâm.

Lao động Việt sang Thái đa số chỉ học hết phổ thông. Phổ thông ở thế giới tiến bộ đã là trí thức, nhưng phổ thông ở Việt Nam thì chưa hoàn thiện nhân cách. Nạn trộm cắp trong các siêu thị ở Băng-côc chủ yếu do người Việt gây ra. Cũng chính vì tật này, người Việt đi đâu cũng bị phân biệt đối xử. Phụ nữ Việt Nam cũng tham gia vào đường dây mại dâm nhưng không nhiều bằng phụ nữ Thái, khi ngành công nghiệp đang tranh cãi này được chính phủ Thái đưa vào quản lý. Chủ yếu người Việt làm các công việc tay chân. Họ đến từ một đất nước không có tự do thông tin nên mang tới Thái Lan sự gian dối – hệ quả của văn hóa chính trị. Người Thái không ưa người Việt vì người Việt gian dối. Ngoài ra, lao động người Việt giải quyết mâu thuẫn với nhau theo kiểu “bạo lực cách mạng” họ được tuyên truyền từ nhỏ, nên các nhà tạm giam ở Thái chứa đầy thanh niên Việt. Hình ảnh lao động Việt ở Thái gắn với gian dối và bạo lực.

Trước sức ép của người Việt đối với an ninh – xã hội, chính phủ Thái không muốn làm căng thẳng hóa sự việc vì Thái Lan có tham vọng làm cầu trung chuyển ở khu vực Đông Nam Á, vị trí đáng lẽ phải thuộc Việt Nam. Giá lao động Việt Nam rất rẻ, đây là một món hời mà các nhà tư bản lẫn quan chức Thái không thể bỏ qua, do đó họ cũng phải nới lỏng một số điều luật. Dùng thần quyền để quản lý lao động Việt là một biện pháp được cân nhắc. Chính phủ Thái tạo điều kiện cho linh mục Việt Nam sang Thái Lan vì  lượng chức sắc Thiên Chúa giáo bản địa không đủ đáp ứng cho lượng giáo dân Việt Nam. Đa số người Thái theo đạo Phật, nhà vua đồng thời là lãnh đạo Phật  giáo nước  này, số tăng lữ Thái đủ để quản lý xã hội. Vì vậy các “ông sư  mật thám” Việt Nam gặp nhiều giới hạn. Việc kết hợp chính quyền và thần quyền ở Thái Lan có thể nói là một nghệ thuật độc nhất vô nhị của hoàng gia nước này, do đó nước Thái có xuống đường nhưng không có khủng bố, vì vậy lao động Việt ở Thái dù sao cũng an toàn hơn ở các nước chiến tranh triền miên như Angola hay Lybia ở châu Phi.


hái Lan xuất phát từ một dân tộc rất nhỏ. Trước 1975, Sài Gòn còn so sánh được với Băng-côc. Bây giờ, việc người dân của một đất nước có lợi thế địa lý như Việt Nam phải khăn gói sang một đất nước từng nghèo đói hơn như Thái Lan và phải chịu phân biệt đối xử  đã là một nghịch lý. Trách nhiệm thuộc về ông lớn nhất, đó chính là ông nhà nước. Nhà cầm quyền cần phải thừa nhận con số thất nghiệp lớn hơn rất  nhiều so với con số công bố, đồng thời thay đổi triệt để hệ thống kinh tế thì người dân mới bớt khổ hơn so với hiện tại lầm than ngày nay, nhất là người dân miền Trung.

Tin bài liên quan:

VNTB- Hội nhà báo độc lập Việt Nam họp mặt kỷ niệm 2 năm thành lập

Phan Thanh Hung

VNTB- Cảm nhận biểu tình Sài Gòn 1/5: Thủ thuật của an ninh và lẽ phải của dân chúng

Phan Thanh Hung

VNTB – Bắc Kinh: Chất lượng không khí kinh hoàng một cách ổn định.

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo