Hồng Phúc
(VNTB) – Người lớn vẫn cứ loay hoay cải tiến chương trình, cách dạy và học môn Lịch sử
Trong một giải trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì Đối với môn lịch sử, bộ cho hay từ năm 2015 cho đến nay, môn lịch sử luôn là môn học bắt buộc nhưng học sinh được lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Theo đó, ở Quyết định “Về việc phê duyệt “Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025”, thì thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Theo một giải trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cơ cấu phương án buộc phải bảo đảm theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đáp ứng đúng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018; kế thừa việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2015 đến nay.
Như vậy ở đây có khoảng chênh về “duy ý chí” giữa “chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ” so với việc học sinh không thích học Lịch sử cũng đã tồn tại ít nhất là hơn chục năm nay rồi. Theo các kháo sát từ thế hệ giữa 8X cho đến tận bây giờ, người lớn vẫn cứ loay hoay cải tiến chương trình, cách dạy và học môn Lịch sử nhưng tại sao học sinh vẫn không thấy hứng thú? Đó là câu hỏi mà những nhà chuyên môn cần phải tìm ra lời giải sau cùng.
Ở đây người viết muốn nhắc đến một sự kiện lịch sự mà suốt chiều dài 56 năm qua đã vẫn chưa được “giải mật”: Tết Mậu thân 1968.
Những ngày đầu tháng Giêng này của xuân Giáp Thìn, các vùng đất năm xưa như Huế, Quảng Trị, và cả sau đó là Sài Gòn, người ta vẫn thấy còn nguyên vẹn đó cách thức tuyên truyền bất chấp thực tế của “những bữa giỗ” mà người đây đang uất ức cam chịu suốt hơn 56 năm qua.
Về phía Đảng đưa ra lập luận như sau trong tuyên truyền của tnh Đảng bộ Thừa Thiên – Huế: Cuộc chiến 1968 không phải diễn ra trên đồng ruộng hay vùng rừng núi mà diễn ra trong thành phố với mật độ dân cư đông. Dưới bom đạn của cả 2 phía, dân thường bị đạn lạc khi chiến sự diễn ra là khó tránh khỏi.
Một thực tế là, theo lệnh của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu, dưới sự yểm trợ quyết liệt của pháo binh và không quân Mỹ phải bằng mọi giá phải chiếm lại bằng được thị xã Huế. Vậy là, Huế phải hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn từ phía quân đội Mỹ Ngụy, sự chết chóc của dân thường hay binh sĩ là khó tránh khỏi.
Theo thống kê thì có 9.776 trong tổng số 17.134 nhà dân trong thành phố bị phá hủy, phần lớn là do bom và đạn pháo của Mỹ. Cũng theo thừa nhận của quân đội Mỹ, họ đã huy động tối đa vũ khí yểm trợ “tái chiếm”, trong đó có những loại gây sát thương hàng loạt (pháo 107mm bắn đạn tổ ong, bom napal, súng phun lửa…). Vũ khí này sử dụng trong thành phố thì không cần nói cũng lý giải vì sao dân thường bị chết nhiều như vậy. Đây cũng là lý do tại sao có nhiều hố chôn tập thể mà sau này bộ máy tuyên truyền chính quyền Sài Gòn đổ lỗi là do Cộng sản giết hại hàng loạt, chôn vùi tập thể…
Với cách biện luận trên thì nguyên do chết chóc được mô tả trong ca khúc “Hát trên những xác người” của người con xứ Huế Trịnh Cộng Sơn khi ấy cũng đến tử “giặc Mỹ”:
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn.
Cũng tử góc nhìn đa chiều lịch sự đó, một nhân vật được đề cập trong cuốn sách, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói với Thuy Khuê, đài RFI năm 1997 (*): “Dù có một số sự việc không đúng sự thực, do có hoặc không có dụng ý của tác giả, Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay, viết về Huế Mậu Thân; hàng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng. Chị Nhã Ca làm tôi liên tưởng tới Nỗi Buồn Chiến tranh của Bảo Ninh”.
Ngày 25-2-2015, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học California Berkeley đã có buổi giới thiệu bản dịch tiếng Anh của Olga Dror, Giáo sư sử học đại học này Peter Zinoman nhận định: “Giải khăn sô cho Huế là tài liệu lịch sử quan trọng nhất về biến cố Tết Mậu Thân ở Huế và khi tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam cần đọc nó bên cạnh All Quiet in the Western Front và những tác phẩm khác…
Và trong dòng chảy thế sự đó, giữa bộn bề hư – thực, việc chúng ta đề xuất đưa môn Sử thành môn thi bắt buộc ở kỳ thi tốt nghiệp THPT trong khi chưa tìm ra phương hướng truyền tải kiến thức để học trò thấy hay, thấy yêu thích, chẳng khác nào đẩy phần khó cho tụi nhỏ. Chẳng lẽ cứ bắt học sinh thi là xong, không cần xây dựng một chương trình hay, giáo viên đổi mới phương pháp dạy hấp dẫn?
______________
Tham khảo:
http://thuykhue.free.fr/tk97/