VNTB – Lối sống hời hợt của tạp chí Cộng sản

VNTB – Lối sống hời hợt của tạp chí Cộng sản

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Những gì tạp chí cộng sản nói đều là trái ngược với tinh thần mở, lối sống mạnh và sự tự chủ của từng người

 

Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận chính trị của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Những luận điệu của độc tài độc đảng toàn trị là đầy dẫy trong cách lý luận của tạp chí nầy. Lấy ví dụ như bài của Vũ Trọng Lâm, phó tổng biên tập của tạp chí nầy trong bài lý luận về làm sao để kiểm soát mạng internet.[1] Không gian mạng có đặc trưng như không gian rộng mở, tự do trao đổi, tự do phát biểu, tự do làm báo, tự do chống đối, tự do viết, tự do chửi, tự do nói qua nói lại và hàng loạt những thứ tự do khác có cả chừng mực và quá khích. Theo quan điểm của “đồng chí” Lâm, những đặc trưng nầy của mạng internet trở thành những chuyện “rất xấu”, “khủng hoảng” và “tính ảo của các hình thức khủng hoảng”. Tạp chí nầy kêu gọi phải “cần xử lý nhằm quản lý khủng hoảng trong thời đại internet”.  

Những gì tạp chí nầy nói đều là trái ngược với tinh thần mở, lối sống mạnh và sự tự chủ của từng người.[2, 3] Để thoát khỏi cái vòng “kim cô” mà các “đồng chí” nầy muốn dằn mọi người xuống và đặt vào mang tai của mỗi người trong chúng ta thì phải làm sao? Tôi xin đề nghị một cách nghĩ ngược. Mỗi cái tôi trong chúng ta cần có tinh thần mở, cách sống mạnh, thực hành phương tiện mỗi ngày tưởng như cứu cánh là bây giờ và phản kháng quản lý xã hội như kiểu “đồng chí” Lâm muốn chúng ta phải nghĩ, sống và làm. 

Tinh thần mở để lắng nghe, trao đổi và nhận ra lỗi lầm trong suy nghĩ 1 chiều.[2] Cách sống mạnh là đào sâu, đam mê và coi cái chết rất nhẹ khi làm những việc mình muốn làm. Dưới đây là hai ví dụ tương phản về lối sống hời hợt đề cao bởi tạp chí Cộng sản và lối sống mạnh mà các “đồng chí” ấy muốn truy tố, đem ra xét xử trong các tòa án kiểm soát bởi các “đồng chí” ấy và rồi giam tù những người thích suy nghĩ ngược.

Ở cái xã hội “thiên đường” mà “đồng chí” Lâm muốn xây dựng, như kiểu bên Tàu, đảng chúa Tập Cận Bình cấm không cho dân viết, nói và bàn những điều sau đây – các phong trào đòi độc lập ở Tây Tạng và Đài Loan, phong trào tôn giáo Pháp Luân Công, dân chủ, các cuộc biểu tình và thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, tham nhũng trung ương, sự tàn bạo của công an, chủ nghĩa vô chính phủ, chênh lệch giàu nghèo và các vụ bê bối về an toàn thực phẩm.[4] Đảng Tập thường xuyên ban hành lệnh để ‘hướng dẫn’ đưa tin về các vấn đề nhạy cảm mà đảng cấm dân nghĩ tới. Cái vòng “kim cô” mà dân Tàu phải giới hạn kiến thức của họ thì lớn và cập nhật theo tùy hứng từng ngày của “đồng chí” Tập. Theo cách viết trong bài của “đồng chí” Lâm, Lâm có thể học nghệ từ bên Tàu, tự nguyện mang vòng “kim cô” – Made in China.[1]

Nghĩ sâu trong đam mê là mầm mống của triết học và sáng tạo.[3] Lấy ví dụ là câu hỏi của Molyneux, liên quan đến khả năng một người mù bẩm sinh có thể xác định ngay lập tức một hình dạng quen thuộc với họ trước đây họ chỉ biết bằng cách sờ mó nếu giả dụ họ như có thể thấy được ngay vào thời điểm ấy.[5] Thông qua thư từ cá nhân, William Molyneux ban đầu trình bày câu hỏi này với triết gia John Locke vào năm 1688.

Câu hỏi của Molyneux nhanh chóng trở thành điểm tựa cho những nghiên cứu ban đầu về nhận thức và khái niệm.[5] Câu hỏi nầy thách thức những trực giác thông thường về việc tiếp thu khái niệm. Nó kích thích những nghiên cứu liệu các đặc điểm giác quan có phân biệt các khái niệm hay không. Nó liên quan đến việc các khái niệm có thể được áp dụng như thế nào trong các trải nghiệm mới. Câu hỏi này đã được nhiều nhà triết học nghiên cứu và thảo luận, bao gồm Gottfried Leibniz, George Berkeley, và Adam Smith, và có lẽ là vấn đề quan trọng nhất trong ngành tâm lý học phát triển vào thế kỷ 18.

Kể từ đó, câu hỏi đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, cả như một bài tập trí óc và một mô hình thử nghiệm, thu được nhiều câu trả lời khẳng định và phủ định trong suốt ba thế kỷ tranh luận và cân nhắc.[5] Chúng ta nên trả lời câu hỏi của Molyneux bằng “không” như câu trả lời phổ biến của thế kỷ 18, hay “có” như một số triết gia ngày nay nghĩ? Sự thành công của những câu trả lời này nên được quyết định như thế nào? Câu hỏi là lý thuyết hay thực nghiệm? Câu hỏi có thể được trả lời đầy đủ bằng khoa học không? Tầm quan trọng triết học của nó là gì?

Tôi muốn sống với tò mò, đam mê và thử nghiệm như những người muốn trả lời câu hỏi của Molyneux. Tôi nghĩ dân mình có thể sẽ trở nên giàu có trong suy nghĩ và đam mê, và sâu sắc hơn trên mọi bình diện trong một môi trường đề cao tự do suy nghĩ. 

Tôi từ chối lối nhìn và cách sống hời hợt thông qua kiểm soát suy nghĩ, suy nghĩ theo giáo điều và tư duy khép kín. Lối sống theo kiểu tạp chí Cộng sản kêu gọi là lối sống hời hợt và trầm cảm. Đam mê và sáng tạo chỉ có thể mọc lên trong môi trường đa nguyên!

______________

Nguồn:

  1. VŨ TRỌNG LÂM. Quản lý khủng hoảng trong thời đại internet – Nhìn từ công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19. 12-01-2022  [cited Jan 13, 2022; Available from: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/824945/quan-ly-khung-hoang-trong-thoi-dai-internet—nhin-tu-cong-cuoc-phong%2C-chong-dai-dich-covid-19.aspx.
  2. VNTB. Phạm Đình Bá – Chủ nghĩa liều-mạng và phản kháng tới cùng. 12-12-2021; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-chu-nghia-lieu-mang-va-phan-khang-toi-cung/.
  3. VNTB. Phạm Đình Bá – Chủ nghĩa Liều-Mạng phản biện chủ nghĩa Mác-Lê 22-12-2021; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-chu-nghia-lieu-mang-phan-bien-chu-nghia-mac-le/.
  4. Anil Chopra. Chinese Communist Party Control Over Media – A Comprehensive Assessment. 30-7-2020; Available from: https://airpowerasia.com/2020/07/30/chinese-communist-party-control-over-media-a-comprehensive-assessment/.
  5. Brian Glenney. Molyneux’s Question. Available from: https://iep.utm.edu/molyneux/

 


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)