VNTB – Luật sư bào chữa cho thân chủ bị Điều 117: chưa bao giờ thành công!

VNTB – Luật sư bào chữa cho thân chủ bị Điều 117: chưa bao giờ thành công!

Nguyễn Nam

 

(VNTB) – Một luật sư ở Sài Gòn bình luận với Việt Nam Thời Báo rằng “chưa luật sư nào bào chữa thành công cho thân chủ bị Điều 117 BLHS, nhưng không phải vì luật sư kém cỏi”.

 

Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, đặt câu hỏi và tự trả lời: “Đâu là ranh giới giữa một bên là sự hành xử quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp, và bên kia là tội hình sự lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước? Cơ quan an ninh nói ranh giới ấy ở đâu, thì nó ở đó!.

Câu trả lời ngay và luôn tiếp theo cũng đã phản ảnh một sự thật đáng buồn mà giới luật sư ít muốn thừa nhận, đó là: Chưa có thân chủ nào bị truy tố với tội danh ở trên mà được luật sư bào chữa thành công cả!

Nói khác, chưa từng có luật sư nào thành công trong việc thuyết phục tòa án rằng hành xử của thân chủ mình vẫn nằm trong ranh giới an toàn, đó là thực hiện quyền tự do ngôn luận mà thôi! Sự thật phũ phàng tuy có buồn, nhưng không hề xấu hổ, không phải vì giới luật sư kém cỏi, mà vì ngành tư pháp xứ sở này vận hành theo cung cách như vậy!”.

Nhóm nhà báo kể trên bị truy tố theo khoản 2, Điều 117 gọi là “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”, với mức án tù từ 10 năm đến 20 năm.

Tuy nhiên, thế nào là “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”, cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng pháp luật.

Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là những tình tiết tăng nặng định khung quy định tại một số điều của Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp quy định đã được hướng dẫn tại tiểu mục 1.5 và mục 1.6 Phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN- BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ Tư pháp -Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; một số điều luật khác cũng quy định các tình tiết định khung tăng nặng nêu trên, nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn về “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng”.

Để thống nhất về kỹ thuật lập pháp giữa các điều luật trong Bộ luật Hình sự, cũng như nhận thức và áp dụng trong thực tiễn công tác, cần thiết sửa đổi các điều luật đang bàn theo hướng không quy định các trường hợp “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng”, “phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng” và “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”, mà thay vào đó là quy định “phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù…- ” như đa số các điều luật.

Đồng thời cần quy định rõ các tình tiết cụ thể trong từng khoản định khung tăng nặng như đã nêu ở phần trên.

Trước mắt, các cơ quan tư pháp Trung ương có thẩm quyền cần ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể nội dung các tình tiết “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng”, “phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng” và “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” trong các điều luật nêu trên.

Một khi chưa có sự rõ ràng về điều luật thì cần thiết áp dụng khung hình phạt cáo buộc ở mức thấp hơn trong cùng nội dung được cho là vi phạm pháp luật.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)